Lục mạch thần kiếm thực chất không phải là kiếm thuật mà là kiếm khí. Công lực của nó được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự. Có nhiều giả thuyết cho rằng, đây là loại võ công mạnh nhất trong truyện Kim Dung nhưng không ai luyện thành. Người duy nhất đạt đến cảnh giới thượng thừa, có thể sử dụng trọn vẹn cả 6 mạch kiếm khí của bộ võ công này là thiếu gia Đoàn Dự. Đoàn Dự rất ghét võ công nhưng khi anh vô tình luyện thành khiến nhiều người (trong đó có cả Tiêu Phong) cũng phải bất ngờ.
Trong Thiên long bát bộ, Lục Mạch Thần Kiếm được tu luyện dựa trên cách vận hành khí tâm pháp yếu chỉ riêng rồi dùng Nhất Dương Chỉ phát triển thành kiếm khí.
Càn Khôn Đại Na Di có 7 tầng, người thông minh phải mất đến 7 năm, người bình thường phải mất đến 20 năm để luyện thành. Đây là môn võ công bí truyền của Minh Giáo, sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể và giảm các sát thương do chiêu thức của kẻ địch gây ra.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Vô Kỵ trong một lần tình cờ lọt vào nơi Giáo chủ Dương Đỉnh Thiên nên đã tu luyện đến tầng thứ 6 chỉ trong một đêm (người thường phải mất đến 20 năm, ngay cả người sáng lập ra Minh Giáo cũng mất 5 năm).
Quỳ Hoa Bảo Điển là bí kíp võ thuật thượng thặng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Bí kíp này có chung một nguồn gốc với Tịch Tà Kiếm Pháp do hai vợ chồng tiền nhân viết ra trong quá khứ với Quỳ là tên người chồng, Hoa là tên người vợ. Để luyện được bí kíp lợi hại này, người luyện phải “dẫn đao tự cung” để tránh lúc luyện nhỡ “hỏa dục” bốc lên mà tẩu hỏa nhập ma.
Người xưng bá với bộ bí kíp này chỉ có thể là Đông Phương Bất Bại. Đông Phương Bất Bại dành cả đời tu luyện Quỳ Hoa Bảo Điển nên có võ công phi phàm, không bị thất bại dưới Độc Cô Cửu Kiếm của Lệnh Hồ Xung, trái lại còn làm cho bốn người là Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên bị thương bằng kim thêu, cuối cùng chỉ chịu thất bại khi Nhậm Doanh Doanh khống chế Dương Liên Đình và khiến cho Đông Phương Bất Bại mất tập trung. Đúng là xưa nay anh hùng cái thế không bao giờ qua được ải ái tình.
4. Nhất Dương Chỉ
Nhất Dương Chỉ do Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Hoàng Đế Đoàn Tư Bình – vị vua đầu tiên của vương quốc Đại Lý sáng tạo ra cùng với Lục Mạch Thần Kiếm. Đây được xem như là 2 võ công tuyệt kỹ của Đại Lý Đoàn Gia. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử của Thiên Long tự mới được truyền dạy.
Nhất Dương Chỉ là yếu chỉ điểm huyệt dùng ngón tay xuất chỉ khí gây sát thương. Người sử dụng Nhất Dương Chỉ dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn chỉ lực, tuy phạm vi tấn công nhỏ nhưng lực sát thương vô cùng cao. Nếu bị điểm huyệt bằng Nhất Dương Chỉ thì phải dùng chính Nhất Dương Chỉ để giải huyệt. Ngoài ra, Nhất Dương Chỉ còn có thể khắc chế được Cáp Mô Công của Tây Độc Âu Dương Phong.
5. Cửu Dương Thần Công
Cửu Dương Thần Công là pho sách võ thuật chỉ dẫn cách luyện nội công xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Trung Quốc Kim Dung, được phát hiện bởi Giác Viễn Thiền Sư – một người gác Tàng Kinh Các trong Thiếu Lâm tự, được kẹp bên trong Lăng Già Kinh. Có nhiều người học được một phần hoặc toàn phần của bí kíp, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn Cửu Dương Thần Công nguyên bản.
Theo mô tả của Kim Dung, nếu như Cửu Âm chân kinh là sách dạy các chiêu số võ công để thắng địch thì Cửu Dương Thần Công lại là bộ sách tu luyện nội công và bảo vệ thân thể. Khi luyện thành, trong mình người học sẽ có nội công Cửu Dương Thần Công mang tính Dương (nóng). Cửu Dương Thần Công có thể hóa giải sự tấn công của các nguồn lực khác, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Vì thế, Trương Vô Kỵ luôn được sự bảo vệ của Cửu Dương Thần Công và không bị bất kỳ một nguồn nội lực hay độc tính nào xâm phạm. Ngoài Trương Vô Kỵ, Giác Viễn, Trương Quân Bảo, Quách Tương, Vô Sắc, còn có Không Kiến thần tăng của Thiếu Lâm cũng là cao thủ về Cửu Dương thần công.