Dân Việt

3 kho báu "kinh người" giúp Tào Tháo trở thành kiêu hùng Tam Quốc

PV 27/12/2020 10:32 GMT+7
3 kho báu "kinh người" giúp Tào Tháo trở thành kiêu hùng thời Tam Quốc, hễ nhắc đến tên, không ai là không biết.

Kho báu thứ nhất của Tào Tháo: Lập kế hoạch trước và tận dụng tốt các mối quan hệ

Có câu: "Lính nào không muốn làm tướng thì không phải binh lính tốt." Câu nói này đại biểu cho tham vọng và chí khí của một người.

Một kiêu hùng như Tào Tháo rõ ràng không thiếu dũng khí, nhưng hành trình gây dựng sự nghiệp thành công đầu tiên phải kể đến tầm nhìn độc đáo, mưu kế sâu xa, biết tận dụng các mối quan hệ và khả năng sử dụng các nguồn lực xã hội khác nhau.

Tào Tháo xác định rõ mục tiêu của mình ngay từ đầu bằng câu "Hoa Đà trị bệnh, ta trị thiên hạ". Từ đó, ông xây dựng đội ngũ với các thành viên cốt cán trung tâm đều thuộc họ Tào, và họ Hạ Hầu là huynh đệ chú bác.

Nhóm cố vấn của ông lấy Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia làm leader dẫn dắt các mưu sĩ của thành Hứa Xương, không ngừng đưa ra các chính sách và quy định để thúc đẩy tài chính, lập kế hoạch phát triển lâu dài.

Đoàn đội ban đầu này đều là nguồn lực xã hội quan trọng do Tào Tháo tích lũy từ sớm bằng sự phán đoán sắc bén và tầm nhìn độc đáo của mình.

Lời khuyên khởi nghiệp:

Để gây dựng sự nghiệp, quan trọng nhất là có tầm nhìn và có ý tưởng, như vậy bạn mới có thể tìm được cơ hội kinh doanh mà người khác không thể tìm thấy. Nhưng hơn hết, cần tận dụng tốt các mối quan hệ kết nối bền chặt với nhau.

Đây sẽ là đội ngũ kinh doanh cốt lõi trợ sức cho bạn trong quá trình khai thác ý tưởng và tầm nhìn đặt ra ban đầu.

3 kho báu "kinh người" giúp Tào Tháo trở thành một kiêu hùng của thời đại, hễ nhắc đến tên, không ai là không biết - Ảnh 1.

Kho báu thứ hai của Tào Tháo: Trọng dụng nhân tài, tín nhiệm cấp dưới

Không ít lần Tào Tháo đã triệu tập quần thần và ba lần ban "cầu hiền lệnh" (lệnh cầu người tài đức) với thiên hạ. Cùng thời đại của ông, không có người nào từng làm chuyện này.

Không chỉ qua sắc lệnh, Tào Tháo còn thể hiện sự tín nhiệm bằng nhiều hành động và lời nói.

Khi Tuân Úc mới đầu quân, ông khen ngợi là "Ngô chi Tử Phòng" (tạm dịch: Tử Phòng của ta). Được biết, Tử Phòng chính là mưu sĩ tài ba Trương Lương của Lưu Bang.

Tào Tháo so sánh Tuân Úc với Tử Phòng cho thấy sự nể trọng tài năng của vị quân sư mới này.

Khi giao thực quyền cho Tuân Úc, ông cũng biểu hiện khoan dung độ lượng, tỏ vẻ tín nhiệm tuyệt đối, đổi lại sự cảm động và một lòng trung thành của đối phương.

Sau đó, khi Hứa Du bỏ chủ cũ mà đầu quân cho Tào Tháo, ông cũng vui mừng cười nói: "Tử Viễn, khanh đến, đại sự tất thành". Tào Tháo không chỉ gọi thẳng tên tự cho thân thiết mà còn đích thân ra đón mưu sĩ của mình.

Tào Tháo còn đáng nể ở chỗ dám trọng dụng cả người thân lẫn kẻ thù. Trước đó, Trương Tú đáng ở dưới trướng quân Tào, nhưng giở trò phản phúc, gây ra một trận chiến thất bại thê thảm của Tào Tháo.

Ngay cả Tào Ngang là con trai trưởng và Tào An là cháu trai đều bỏ mạng.

Mối thù giết con đau là thế, nhưng vài năm sau, khi thế cục thay đổi, Trương Tú mang quân chạy đến quy hàng, Tào Tháo vẫn bình thản chấp nhận, làm như không có chuyện gì xảy ra.

Ông thậm chí còn phong chức tước cho hắn làm Liệt Hầu. Quả là khí độ hiếm có của một nhà lãnh đạo.

Lời khuyên trong kinh doanh:

Không ai có thể gây dựng sự nghiệp một mình. Trong thế kỷ 21, nguồn tài nguyên nhân lực là vô cùng quan trọng.

Dòng chảy nhân tài trên khắp thế giới phản ánh chìa khóa của việc sử dụng nhân tài một cách đa dạng.

Điều quan trọng là tận dụng và điều tiết vai trò của các nhân tài cấp cao, dù nhiều nhưng không loạn, mỗi người đều có không gian riêng phát huy bản lĩnh.

3 kho báu "kinh người" giúp Tào Tháo trở thành một kiêu hùng của thời đại, hễ nhắc đến tên, không ai là không biết - Ảnh 2.

Kho báu thứ ba của Tào Tháo: Làm rõ quyền tài sản và kiên trì mục tiêu ban đầu

Có câu: "Lập công thì dễ nhưng giữ được thì khó."

Có không ít xây dựng được nền tảng cho sự nghiệp cá nhân nhưng sau đó, lại gặp rất nhiều khó khăn để có thể duy trì sự nghiệp đó.

Tào Tháo hiểu rõ những thách thức đó. Lần đầu tấn công "thị trường", ông không vội vàng xưng đế khi chiếm được một vùng đất nhỏ nhoi, mà núp dưới vỏ bọc của nhà Hán.

Ông tiếp nhận kế sách "Hiệp thiên tử hiệu lệnh chư hầu" của Tuân Úc, dẫn đầu đưa Hán Hiến Đế tới đại bản doanh của Tào thị, lấy đây làm lý do chính nghĩa để "quốc hữu hóa" đơn vị "tư nhân" của mình.

Sau đó, Tào Tháo bắt đầu tận dụng ưu thế "chính thống" của Hoàng đế để ban lệnh cho các chư hầu khắp nơi, chiêu mộ rộng rãi nhân tài khắp cả nước để bành trướng thế lực, đồng thời nhanh chóng hoàn thành đội ngũ chỉ huy tư tưởng và quân sự của riêng mình.

Về uy tín doanh nghiệp, Tào Tháo vẫn giương cao ngọn cờ chính nghĩa tên là Hoàng Đế, tôn vinh hoàng quyền để chiều theo sự kỳ vọng của quần chúng.

Ông tận dụng giá trị tài sản vô hình của đế vương để thu hút thiên hạ, chiêu nạp lòng người, thiết lập thương hiệu, quảng bá rầm rộ.

Từ đó, trong lòng thiên hạ có ấn tượng rằng: Chỉ có "tập đoàn Tào thị" mới là hàng chính tông, còn các chư hầu chiếm đất xưng vương khác đều là hàng giả.

Đây chính là "thương hiệu độc quyền" bị Tào Tháo nhanh chân chiếm trọn.

Nhờ vậy, dù cả đời Tào Tháo không lên làm vua nhưng có thể khiến cho Lưu Bị làm Từ Châu mục, ngày mai phong Tôn Sách làm Thái thú quận Ngô, hôm sau lại cho Lưu Bị đi thảo phạt Viên Thiệu.

Đây đều là động thái khôn ngoan, tận dụng triệt để chiến lược thương hiệu này.

Lời khuyên cho doanh nhân:

Một khi kinh doanh thành công, bạn cần giữ một tư thái khiêm tốn và kiên định với mục tiêu, chính sách ban đầu do chính mình đề ra.

Về vấn đề quyền tài sản, nếu là công ty bạn thì phải làm rõ quyền sở hữu, luôn nắm giữ quyền chi phối chính trong tay mình.

Nếu không, bao công sức gây dựng sự nghiệp không chỉ khó bảo toàn, mà còn dâng tặng thành quả hết vào tay kẻ khác.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy rằng, tuy Tào Tháo sử dụng cái vỏ Hoàng đế chính tông của Đại Hán để ra mắt thị trường, nhưng ông đã thành công trong việc minh bạch hóa quyền tài sản và tư nhân hóa công ty.

Đây chính là những kho báu lớn mà Tào Tháo để lại. Từ trong đó, rất nhiều doanh nhân đã học tập và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình phát triển.