Hà Nội: Lắp ráp khiên đào 60 tấn đào hầm tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội
Trong đô thị hiện đại, phần lớn các hệ thống kỹ thuật hạ tầng như đường ống cấp thoát nước, đường cáp điện, đường cáp viễn thông, đường ống cấp khí gas, đường hầm tàu điện ngầm… được lắp đặt dưới dạng tuyến ống ngầm phía dưới mặt đất. Công tác thi công lắp đặt các tuyến ống này có thể tiến hành theo phương pháp đào mở từ trên mặt đất, lắp đặt ống đúc sẵn và lấp lại, hoặc theo phương pháp đào kín, dùng máy khoan ngầm phía dưới lòng đất. Trong phương pháp đào kín có hai công nghệ chính: công nghệ khiên đào (TBM) tiến hành lắp ghép các mảnh vỏ hầm với nhau ngay trong lòng máy khoan và công nghệ khoan kích (Pipe jacking) kích đẩy những đốt cống đúc sẵn đặt ở sâu trong lòng đất.
Ưu điểm và phạm vi áp dụng công nghệ Pipe jacking:
Có thể thi công ở những độ sâu khác nhau. Chiều sâu kinh tế để áp dụng phương pháp kích ống khi độ sâu chôn ống ≥ 6m. Ít gây ảnh hưởng tới mặt đất và công trình khác ở phía trên, rủi ro do sụt lún thấp. Giảm thiểu khối lượng công tác đào đắp, công tác tái lập. Ít gây ảnh hưởng tới môi trường và dân cư xung quanh khu vực thi công so với phương pháp đào mở truyền thống. Khoan kích ống được ứng dụng cho thi công hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ống dẫn khí và dẫn dầu, hệ thống cáp điện và cáp viễn thông. Có thể sử dụng để chui qua đường bộ, đường sắt, kênh, sông, các tòa nhà …chắn ngang trong các dự án xây dựng ống cống. Ứng dụng đặc biệt khác dùng làm đường hầm cho người đi bộ, đường nối giữa hai đường hầm.