3 trường hợp thuộc diện cấm
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 quy định: "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập".
"Trước đây, các cơ quan hay bố trí liên hoan, tiếp khách vào buổi trưa nhưng bây giờ người ta nhận thức rõ và bố trí vào buổi chiều. Mặc dù buổi trưa vẫn còn nhưng hạn chế được rất nhiều, đây là một tín hiệu rất đáng mừng và tích cực".
Bà Trần Thị Trang
Ngoài ra, trong Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 cũng quy định 12 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm: Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe; khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, (Bộ Y tế): Lãnh đạo cơ quan là người giám sát
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 để đi vào cuộc sống đòi hỏi cần phải có thời gian. Đối với cơ quan tổ chức Nhà nước, lãnh đạo phải là người giám sát cán bộ về việc sử dụng rượu bia trong giờ làm việc.
Nếu cán bộ công chức, viên chức không thực hiện, vi phạm quy chế nội quy của cơ quan thì có thể đánh giá, xếp loại và có hình thức kỷ luật, xử phạt kịp thời. Nếu trường hợp cán bộ uống rượu bia trong thời gian làm việc, không may bị xử phạt liên quan đến an toàn giao thông, an ninh trật tự, các cơ quan chức năng cũng phải xem xét xử lý nghiêm minh để tạo tính răn đe.
Song song với đó, cơ quan chức năng cần phải tuyên truyền, vận động và quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được sử dụng rượu bia tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc. Các thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan đơn vị phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở, xử lý những cán bộ uống rượu bia trong giờ làm việc.
Ông Phạm Văn Hoà - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Siết quản lý nhân sự trong các cơ quan
Quy định cán bộ công chức, viên chức không được uống rượu bia trong trường hợp nào cũng đã từng được đề cập đến tại Chỉ thị 26/TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.
Tuy nhiên văn bản này mới chỉ có tính chất khuyến cáo và được áp dụng không triệt để. Nay Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã có hiệu lực pháp luật, cùng với những quy định cụ thể của chính phủ và các ban, bộ, ngành, chính quyền địa phương thì việc quản lý rượu bia đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước sẽ được thực hiện tốt hơn.
Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã quy định rất cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của Nhà nước, của tổ chức xã hội, của gia đình trong việc phòng chống tác hại rượu bia. Những quy phạm pháp luật này đã có hiệu lực pháp luật và bắt buộc phải thực hiện trong đời sống xã hội.
Nếu ở cơ quan, đơn vị, địa phương, gia đình nào, cơ sở kinh doanh nào mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý bằng các chế tài của pháp luật như Luật Công công chức; Luật Viên chức và các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh trái phép.
Hồng Nhân (ghi)
Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia; kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động; kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Đây là lần đầu tiên quy định nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ giữa giờ được đưa vào trong luật. Trước đó, quy định cán bộ công chức, viên chức không được uống rượu bia trong trường hợp nào cũng đã từng được đề cập đến, tuy nhiên chỉ dừng lại ở một số văn bản chỉ đạo của Chính phủ và quy định nội bộ của các đơn vị.
Cụ thể, tại Chỉ thị 26 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, Thủ tướng yêu cầu: Đối với cán bộ, công chức, viên chức, nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực.
Cần "siết" việc xử lý
Ông Bùi Danh Liên (ở quận Đống Đa, Hà Nội) ủng hộ việc cấm cán bộ công chức, viên chức uống rượu bia trong giờ làm việc. Ông Liên cho rằng, việc uống rượu, bia trong giờ làm việc, vào buổi trưa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công việc.
Một cán bộ công nhân viên chức uống rượu, bia trong giờ làm việc hay trong giờ nghỉ trưa, trong giờ làm việc chắc chắn dễ buồn ngủ vào buổi chiều, ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc của cá nhân và đơn vị.
"Đối với các cơ quan công quyền, khi cán bộ làm việc với người dân mà có khuôn mặt đỏ bừng, hơi thở có mùi rượu sẽ gây cảm giác thiếu tin tưởng, không hài lòng. Điều này cũng làm xấu đi hình ảnh của người cán bộ công chức cũng như hình ảnh của chính cơ quan đó.
Tôi cho rằng, khi luật có hiệu lực và khi có Nghị định hướng dẫn cụ thể về việc kiểm soát, xử phạt hành chính người vi phạm, cơ quan chức năng cần phải "siết chặt", làm mạnh tay để chấn chỉnh được kỷ luật, kỷ cương công vụ, ngoài ra cũng là giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí"- ông Liên chia sẻ.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thanh Hằng (ở quận Thanh Xuân) cũng cho rằng, việc công chức, viên chức, uống rượu bia trong giờ làm việc sẽ phát sinh những hệ lụy phát sinh từ việc không kiểm soát được hành vi do rượu, bia quá đà như điều khiển phương tiện lạng lách trên phố, phóng nhanh vượt ẩu… và một số trường hợp cán bộ công chức đã từng bị CSGT xử phạt hành chính vì uống rượu bia khi lái xe. Do vậy, bà Hằng cho rằng, việc Luật Phòng chống tác hại rượu bia đi vào thực tế là hết sức cần thiết.