Dân Việt

Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của nhân sĩ giang hồ trong Kim Dung

Hoa Vũ 18/01/2021 10:32 GMT+7
Trong thế giới võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung, trúng độc có thể nói là nỗi ám ảnh của hầu hết các nhân sĩ khi hành tẩu giang hồ.
Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 1.

Hũ Thi Độc của Đinh Xuân Thu (Thiên Long Bát Bộ).

Đinh Xuân Thu được mệnh danh là Tinh Túc Lão Quái, không chỉ bởi sở hữu môn võ công kỳ dị Hóa Công Đại Pháp, mà còn bởi các loại độc tính lợi hại mà người này sử dụng, trong đó không thể không nhắc tới Hũ Thi Độc.

Khi bị Hủ Thi Độc tấn công, người trúng độc không chỉ bị mất mạng ngay tức khắc mà sau đó còn trở thành một nguồn lây độc vô cùng đáng sợ. Bất cứ ai chạm vào xác chết của người trúng độc cũng thành nạn nhân kế tiếp bởi độc tính của nó vô cùng mạnh.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 2.

Mãng Cổ Chu Cáp (Thiên Long Bát Bộ).

Mãng Cổ Chu Cáp được mệnh danh là Vạn Độc Vương, mang trong mình độc tính chí dương, vô cùng mạnh mẽ, chỉ cần dính nọc độc của nó là tê liệt toàn thân chết ngay tức khắc.

Ngoài ra nó còn có công dụng vô cùng đặc biệt. Trong Thiên Long Bát Bộ, khi Mãng Cổ Chu Cáp đuổi giết con rết và cả 2 đã vô tình chui vào bụng Đoàn Dự. Kể từ đó không một loại độc nào có thể ảnh hưởng tới Đoàn Dự.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 3.

Băng Tằm (Thiên Long Bát Bộ).

Một loài vật kịch độc khác trong Thiên Long Bát Bộ. Độc tính của nó không thua kém Mãng Cổ Chu Cáp, chỉ là chí âm. Một khi bị trúng độc, máu trên khắp cơ thể sẽ nhanh chóng bị đông lại, không thể lưu thông, cơ thể như bị đóng băng mà chết.

Du Thản Chi từng là nạn nhân của Băng Tằm nhưng may mắn trước đó học được Dịch Cân Kinh nên có thể hấp thụ hết độc tính, khiến y có được nội công thượng thừa của Phật môn lại có tính chí âm của Băng Tằm, miễn nhiễm với các loại độc.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 4.

Rắng độc của Âu Dương Phong (Anh Hùng Xạ Điêu).

Âu Dương Phong được gọi là Tây Độc hay Lão Động Vật, không chỉ vì có tính cách thâm hiểm, mà còn bởi loại rắn kịch độc ông ta luôn mang theo bên người.

Lão chủ nhân của núi Bạch Đà đã dày công nghiên cứu độc tính hàng chục năm, kết hợp vô số độc rắn trong thiên hạ vào con rắn này, khiến độc dược của nó vô cùng khủng khiếp.

Trong Anh Hùng Xạ Điêu, Hồng Thất Công đã bị mất hết võ công vì bị con rắn này cắn. Nếu trước đó không phải vì một phần nọc độc của con rắn này được Âu Dương Phong dùng để giết toàn bộ cá mập trên biển, thì lão bang chủ Cái Bang chắc chắn đã mất mạng.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 5.

Độc Hoa Tình (Thần Điêu Hiệp Lữ).

Một loại độc vô cùng kỳ lạ ở Tuyệt Tình Cốc, chỉ tác dụng với những người có tình. Không như các loại độc khác, người trúng Độc Hoa Tình dù nội công thâm hậu đến đâu cũng không thể vận công ép độc ra ngoài. Nếu không có thuốc giải thì sẽ bị cơn đau dày vò đến chết.

Khi Dương Quá trúng độc hoa tình ở Tuyệt Tình Cốc thì toàn thân đau đớn, tê dại, sống không bằng chết khi nghĩ đến tình cảm giữa chàng và Tiểu Long Nữ. May mắn thay, Thiên Trúc thần tăng trước khi qua đời đã tìm ra Đoạn Trường Thảo, một loại cỏ cực độc nhưng có thể khắc chế được Độc Hoa Tình.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 6.

Huyền Minh Thần Chưởng của Huyền Minh Nhị Lão (Ỷ Thiên Đồ Long Ký).

Môn võ công được cho là đã thất truyền từ lâu nhưng bất ngờ được Huyền Minh Nhị Lão sử dụng trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Huyền Minh Thần Chưởng là được cho là bộ chưởng chí âm, mang tính hàn độc mạnh nhất trong tiểu thuyết Kim Dung.

Người dính chưởng như bị săm lên mình dấu ấn chưởng lực 5 ngón tay đen sẫm, băng hàn khiến toàn thân lạnh buốt, độc tính xâm nhập lục phủ ngũ tạng, không gì có thể cứu chữa. Muốn giải được băng độc chí âm của Huyền Minh Thần Chưởng, chỉ có cách tu luyện nội công chí dương của Cửu Dương Thần Công.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 7.

Thập Hương Nhiễm Cân Tán (Ỷ Thiên Đồ Long Ký).

Một loại độc dược không màu, không vị, thuộc hàng độc hại nhất trong thế giới võ hiệp Kim Dung.

Người bị trúng Thập Hương Nhiễm Cân Tán trở nên hoàn toàn vô lực, yếu ớt, không còn khả năng kháng cự. Loại độc dược này nguy hiểm hơn ở chỗ có thể dễ dàng phát tán trong không khí, pha vào nước uống hoặc đồ ăn, khiến nạn nhân thậm chí còn không biết bị trúng độc khi nào và ra sao.

Lần đầu Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã bôi Thập Hương Nhiễm Cân Tán lên thanh Ỷ Thiên kiếm giả. Khi đám người Trương Vô Kỵ và cao thủ Minh Giáo rút thanh kiếm ra thì chất độc đã nghiễm nhiên phát tán trong không khí, khiến tất cả mọi người có mặt đều hít phải, bị nhiễm độc mà không hề hay biết.

Kiếm hiệp Kim Dung: Những loại độc lợi hại là nỗi ám ảnh của các nhân sĩ giang hồ - Ảnh 8.

Ngũ độc chân kinh của Lý Mạc Sầu (Thần Điêu Hiệp Lữ).

Chưởng pháp bí truyền của Ngũ Độc Giáo, dùng khí huyết của bản thân làm vật chủ cho ngũ độc, sau đó luyện hóa thành độc công. Khi xuất chưởng tụ ngũ độc ở lòng bàn tay, phóng tới kẻ thù, người trúng độc không có thuốc giải sẽ bị ngũ độc công tâm mà chết.

Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, sau khi luyện thành bộ chưởng pháp này thì Lý Mạc Sầu gọi là Xích Luyện Thần Chưởng và tự xưng Xích Luyện Tiên Tử. Ngoài ra, Lý Mạc Sầu còn dựa vào Ngũ Độc Chân Kinh mà tạo ra ám khi Băng Phách Ngân Châm, khiến người trong giang hồ khiếp sợ.