Dân Việt

10 vụ “cắm sừng hoàng đế” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Thu 31/01/2021 18:32 GMT+7
Các vị vua nổi tiếng của Trung Quốc đã không ít lần bị cắm sừng bởi những bà vợ tuyệt thế giai nhân của mình.

Những vị Hoàng đế xưa nay ở Trung Quốc đều có “hậu cung 3.000 giai nhân”. Mặc dù bên cạnh có nhiều giai nhân, mỹ nữ nhưng những vị Hoàng đế này cũng không tránh khỏi việc bị “cắm sừng”.

1. Hán Thành Đế Lưu Ngao

Lưu Ngao bị đánh giá là hôn quân, chỉ mải mê hưởng lạc mà không quan tâm đến triều chính. Vợ ông, Triệu Phi Yến vì muốn sinh con trai để củng cố địa vị nên đã thông dâm với người hầu trong cung, rồi xây hành cung bên ngoài, tuyển các mỹ nam đến đó. Dù ở cùng với nhiều nam nhân nhưng rốt cuộc Triệu Phi Yến vẫn chẳng thể có con.

2. Tùy Dạng Đế Dương Quảng

10 vụ “cắm sừng hoàng đế” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Dương Quảng đã từng cắm sừng anh trai và cha đẻ mình nhưng không ngờ rằng sau khi ông ta qua đời, người vợ mà ông ta bỏ rơi bao lâu nay là Tiêu hoàng hậu đã trở thành ái thiếp của Vũ Văn Hóa Cập và sau đó còn từng là vợ của bốn hoàng đế nữa.

3. Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực

Vợ Hoàng Thái Cực là Hiếu Trang, sau khi Hoàng Thái Cực chết, thái hậu Hiếu Trang đã “qua lại” với em trai của ông là Đa Nhĩ Cổn.

4. Đường Thái Tông Lý Thế Dân

Đường Thái Tông Lý Thế Dân là con trai của Đường Cao tổ Lý Uyên, là hoàng đế thứ hai của thời nhà Đường. Ông là một vị vua tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của đời nhà Đường. Mặc dù là một minh quân nhưng ông cũng không tránh khỏi việc bị cắm sừng. Lúc đương vị ông đã tư thông với vợ của chú Dương Quảng, về sau lại tư thông với vợ của em trai - Lý Nguyên Cát - là Dương thị. Nhưng nào ngờ cuối đời, ông lại bị chính con trai mình quyến rũ một tài nhân mà mình rất đỗi yêu quý. Tài nhân này chính là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc: Võ Tắc Thiên.

10 vụ “cắm sừng hoàng đế” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 2.

Lý Thế Dân và Võ Tắc Thiên trên phim ảnh


Con rể của Lý Thế Dân là Phòng Di Ái (con trai của tể tướng tài năng Phòng Huyền Linh) cũng có số phận giống bố vợ. Anh ta được gả công chúa thứ 17 là Cao Dương, và ân sủng này chính là bi kịch cả đời của Phòng Di Ái. Vị công chúa cành vàng lá ngọc tư tình với một hòa thượng, thậm chí còn có mối không rõ ràng với một người anh cùng cha khác mẹ. Trước việc ngoại tình trắng trợn của vợ mình, Phòng Di Ái chỉ biết mắt nhắm mắt mở cho qua. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Phòng Di Ái làm phản và bị thân bại danh liệt cả đời.

5. Đường Trung Tông Lý Hiển

Lý Hiển là con trai thứ ba của Lý Trị và Võ Tắc Thiên. Ông lên làm vua được một tháng thì bị mẹ phế truất. Lý Hiển rất nhút nhát và đặc biết rất yêu quý, thậm chí nể trọng vợ mình là Vi Hậu. Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc Vi Hậu ngang nhiên cắm sừng lên đầu Lý Hiển. Tài cắm sừng Vi Hậu còn “cao thâm” hơn Võ Tắc Thiên một bậc, vì dù sao Võ Tắc Thiên cũng chỉ ngang nhiên tư tình khi chồng mình đã chết nhưng Vi Hậu thì chẳng giấu diếm chuyện này cả với chồng. Nhưng vị hoàng đế này không dám nổi giận với Vi Hậu vì quá yêu chiều nàng ta.

Bà hoàng hậu dâm loạn này còn thông dâm với cả con rể. Kinh khủng hơn nữa, ngoài việc cắm sừng lên đầu chồng, bà ta còn hạ độc giết chết chồng mình.

6. Đường Cao Tông Lý Trị

10 vụ “cắm sừng hoàng đế” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 3.

Lý Trị và Võ Tắc Thiên tạo hình trên phim

Lý Trị là con trai thứ chín của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, là người đã cắm sừng lên đầu bố mình khi tư thông với Võ tài nhân (sau này là Võ Tắc Thiên). Nhưng báo ứng đến với Lý Trị lại nhanh đến không ngờ. Có thể nói không biết Lý Trị bị cắm bao nhiêu cái sừng bởi Võ Tắc Thiên là một trong những người đàn bà đa dâm nhất Trung Quốc. Ngoài các tình nhân, bà còn có nhiều "nam cung nhân"đẹp trai khỏe mạnh phục vụ bất kể ngày đêm. Có thể nói Lý Trị là ông vua bị cắm sừng "dã man" nhất.

7. Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục

Lý Dục có một mỹ nhân tên Tiểu Chu Hậu. Sau khi làm phạm nhân cao cấp cho chính quyền mới ở Khai Phong, Tống Thái Tông lợi dụng mỗi khi có lễ lại cho triệu bách quan phu nhân tiến cung và “cưỡng hạnh”. Tống Thái Tông còn hạ lệnh cho vẽ một bức tranh “ Hi Lăng hạnh Tiểu Chu Hậu đồ”. Một lần nàng ta trở về lại khóc thút thít mắng chửi Hậu Chủ. Lý Dục tuy bị cắm sừng mà vẫn bị ái thiếp chửi bới trong lòng vô cùng căm phẫn.

8. Bắc Tề Vũ Thành Đế Cao Trạm

10 vụ “cắm sừng hoàng đế” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Ảnh 4.

Cao Trạm sau khi lập vị, Hồ Thị được sắc phong hoàng hậu. Nhưng Cao Trạm lại thông dâm với chị dâu là Lý Tổ Nga, thường xuyên bỏ rơi Hồ hoàng hậu ở trong hậu cung. Không chịu nổi sự cô đơn, Hồ hoàng hậu đã quyến rũ Hòa Sỹ Khai - một tùy tùng thân tín của Cao Trạm. Sau khi Cao Trạm biết chuyện, không những không trách phạt mà còn có ý hợp thành cho họ. Hai người quấn quýt bên nhau, thừa cơ tự tình nhưng Cao Trạm chỉ uống rượu làm vui, nhắm mắt làm ngơ. Sau này khi Bắc Tề vong quốc, Hồ hoàng hậu lưu lạc đến Xương Môn.

9. Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích

A Ba Hợi được gả làm vợ Thanh Thái Tổ khi mới 12 tuổi trong khi vị hoàng đế này đã ngoài 60. Chán ghét Nỗ Nhĩ Cáp Xích, A Ba Hợi dần nảy ra ý định tìm tới một người khác trẻ trung và phù hợp hơn. Để an toàn, bà đã ngoại tình với con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Đại Thiện và Hoàng Thái Cực.

10. Phổ Nghi - bị cắm sừng vì chán ghét vợ

Theo lệnh của Từ Hi Thái hậu thì Phổ Nghi đã phải lập hậu từ năm 15 tuổi. Tuy nhiên, phải đến tận 2 năm sau, ông mới chính thức cưới người vợ đầu tiên của mình là Uyển Dung. Dù có một hôn lễ xa hoa hàng đầu trong Trung Quốc song đêm tân hôn của hai người đã kết thúc bằng việc vị hoàng đế trẻ tuổi cảm thấy ngột ngạt và chạy vội về điện Dưỡng Tâm.

Cho tới khi Phổ Nghi bị Nhật đưa sang Mãn Châu, Uyển Dung cũng được đi theo nhưng càng ngày nàng lại cảm thấy càng buồn chán vì không được chồng mình đoái hoài gì đến. Bà dần sa vào nghiện ngập và lén lút với “người tình” bên ngoài tới mức cả hai còn có con với nhau. Phổ Nghi đã chẳng hề tỏ vẻ thương xót “con rơi” của vợ khi ném đứa bé sơ sinh vào lò lửa. Cũng chính vì thế mà cuộc đời của Uyển Dung ngày càng trở nên buồn chán và sa đọa hơn trước kia. Bà qua đời với một thân thể tàn tạ được mô tả không khác gì “xác ve”.