Sự "giống, khác" tem phiếu thời bao cấp với tem phiếu đi chợ ở Hải Dương?
PV
19/02/2021 14:34 GMT+7
Ở Việt Nam thời bao cấp, việc phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân được thực hiện qua chế độ tem phiếu. So với tem phiếu thời bao cấp, tem phiếu "tem phiếu đi chợ thời COVID" có những khác biệt gì?
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thành phố Chí Linh (Hải Dương) đã phát "tem phiếu đi chợ thời COVID" cho người dân. Loại "tem phiếu" này có gì khác so với tem phiếu thời bao cấp?
Phiếu vải 5 mét dành cho nam ở Vĩnh Phú năm 1973. Ở Việt Nam thời bao cấp, việc phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân được thực hiện qua chế độ tem phiếu.
Phiếu sữa trẻ em năm 1979. So với tem phiếu thời bao cấp, tem phiếu thời COVID có những khác biệt cơ bản. Thứ nhất: Tem phiếu thời COVID chỉ có giá trị tính bằng lượt ra vào chợ dân sinh chứ không có giá trị quy đổi hàng hóa.
Phiếu thực phẩm loại C, quý 4 năm 1973 do Bộ Nội thương phát hành. Khác biệt thứ hai: Tem phiếu thời COVID có thời gian lưu hành trong vòng 15 ngày, ngắn hơn nhiều so với tem phiếu thời bao cấp.
Phiếu bồi dưỡng người đẻ dành cho "nhân dân nông thôn" ở tỉnh Cao Bằng năm 1980. Khác biệt thứ ba: Tem phiếu thời COVID chỉ được phát hành ở những khu vực bị cách ly do ảnh hưởng của dịch bệch chứ không phải trên phạm vi toàn xã hội.
Phiếu vải 4 mét dành cho một đối tượng "nội thành, nội thị", năm 1973. Khác biệt thứ tư: Tem phiếu thời COVID được phát hành để bảo đảm sự giãn cách xã hội, còn tem phiếu thời bao cấp tất nhiên là không có yếu tố này.
Phiếu cung cấp thịt cơ động 1972, có giá trị 2 kg thịt lọc. Khác biệt thứ năm: Tem phiếu thời COVID không có vai trò định đoạt đời sống vật chất của người dân như tem phiếu thời bao cấp.
Phiếu đường trẻ em. Khác biệt thứ sáu: Tem phiếu thời bao cấp được phát hành trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa Việt Nam còn thiếu thốn trên mọi phương diện, còn tem phiếu thời COVID ra đời khi Việt Nam đã trở thành nền kinh tế mở với các ngành hàng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ...