Năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời ở tuổi 74. Sau khi tạ thế, vị Thái hậu này được chôn cất tại lăng mộ nằm trong quần thể Thanh Đông Lăng.
Tương truyền rằng, số đồ tùy táng mà bà mang theo có thể lên tới giá trị khổng lồ với vô số trân kỳ, dị bảo.
Thế nhưng chính số kho báu quý giá này đã khiến cho Từ Hi không thể an giấc ngàn thu. Thậm chí, di thể của bà còn trở thành thứ bị những kẻ trộm mộ đem ra vũ nhục.
Năm Quang Tự thứ 34, Từ Hi Thái hậu qua đời. Lăng mộ của bà được đặt tại Thanh Đông Lăng, thuộc Tuân Hóa (tỉnh Hà Bắc), cách Bắc Kinh khoảng 125km về phía Đông.
Đám tang của vị Thái hậu quyền lực khét tiếng này đã được tổ chức hết sức long trọng với chi phí tương truyền lên tới cả… hàng triệu lượng bạc.
Thi hài của bà còn được làm bằng loại gỗ trinh nam siêu đắt đỏ, được sơn son thếp vàng và trang trí vô cùng tinh xảo.
Trước khi Thái hậu nhập quan, bên trong quan tài còn phải trải sẵn 3 lớp gấm quý đan tơ vàng, đính kèm trân châu, độ dày tổng cộng lên tới 1 thước.
Vào thời điểm tiến hành khâm liệm, Từ Hi mặc trên mình bộ lễ phục dệt bằng tơ vàng, tay cầm hoa sen bằng ngọc, chân gác lên chiếc ấn ngọc cũng chạm khắc hình hoa sen.
Phía trên thi hài của bà là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni cũng tạo tác từ tơ vàng và có đính 820 viên trân châu. Điểm đáng nói nằm ở chỗ, vào lúc đó, mỗi viên trân châu như vậy được cho là đã có giá từ 10 tới 20 triệu lượng bạc.
Ngoài những bảo vật quý giá nói trên, bên trong quan tài của Từ Hi còn vô số các trân bảo được tạo tác từ vàng bạc đá quý. Số đồ làm từ châu ngọc ước tính có thể lên tới hơn 700 món.
Chưa dừng lại ở đó, tương truyền rằng sau khi đặt đồ tùy táng xong, vì thấy quan tài vẫn còn nhiều chỗ trống nên các quan lại phụ trách khi ấy đã đổ thêm 4 hộp trân châu và 2.200 miếng ngọc thạch các loại. Chỉ riêng số châu báu để "lấp chỗ trống" này đã có giá trị lên tới 130.000 lượng bạc trắng.
Thế những có lẽ Từ Hi nằm mơ cũng không thể ngờ được rằng, chính số kho báu theo xuống mồ này lại là nguồn cơn của bi kịch khiến bà không thể an giấc ngàn thu.
Vào năm 1928, tức là 20 năm sau khi Từ Hi Thái hậu qua đời, lăng mộ của bà đã bị một lãnh chúa quân phiệt thời Dân quốc là Tôn Điện Anh xâm phạm trắng trợn.
Lấy lý do là "diễn tập quân sự", Tôn Điện Anh đã dẫn theo thuộc hạ của mình đến khai quật Thanh Đông Lăng để cướp bóc châu báu, cổ vật. Và lăng mộ với vô số châu báu ngọc ngà của Từ Hi chính là mục tiêu số một của bọn chúng.
Thậm chí, đám mộ tặc này còn trắng trợn và ngang nhiên tới mức dùng thuốc nổ để phá tung cửa vào của lăng mộ.
Sau khi vơ vét châu báu ngọc ngà bên trong, những kẻ này đã chú ý tới chiếc quan tài quý giá của Tây Thái hậu và dùng búa để tiến hành cậy mở.
Thế nhưng ở vào thời điểm nắp quan tài được mở ra, tất cả đều vô cùng sửng sốt và kinh hãi khi phát hiện: Thi thể của Từ Hi Thái hậu không hề bị thối rữa.
Tương truyền rằng ở vào thời điểm đó, mặc dù đã được an táng tới 2 thập kỷ, thế nhưng di thể của bà vẫn nguyên vẹn và sinh động như khi còn sống.
Sau khi cướp sạch kho báu bên trong quan tài, những kẻ đạo mộ đã cậy mở miệng của Từ Hi và lấy đi viên dạ minh châu có giá trị liên thành trong đó.
Tuy nhiên cũng đúng vào lúc này, một cảnh tượng kinh hoàng đã diễn ra. Di thể của Từ Hi trước đó đang nguyên vẹn như khi còn sống, chỉ trong chớp mắt đã khô quắt và trở nên sậm màu.
Có giai thoại truyền lại rằng, sau màn kinh hãi này, đám người của Tôn Điện Anh đã lôi Từ Hi ra khỏi quan tài, lấy đi chiếc áo dệt bằng tơ vàng của bà và dùng roi quất vào di thể của Thái hậu quá cố.
Chưa dừng lại ở đó, tương truyền rằng để lấy đi viên dạ minh châu trị giá nghìn tỷ bên trong miệng Từ Hi, Tôn Điện Anh còn sai thuộc hạ dùng lưỡi lê để... cắt khóe miệng của bà.
Thậm chí tới lúc rời đi, bè lũ đạo mộ này cũng không đặt lại di thể vào quan tài mà cứ bỏ mặc ở đó.
Và tới khi Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi cho người tới Thanh Đông lăng, thi thể của Từ Hi được phát hiện trong tình trạng co quắp, mốc meo và chỉ còn lưu lại trên người một chiếc quần duy nhất.
Cũng phải cho tới lúc này, Từ Hi Thái hậu mới được an táng một lần nữa tại quần thể Thanh Đông lăng.
Cho tới ngày nay, mỗi khi nhắc tới giai thoại nói trên, nhiều người vẫn tin rằng nếu năm xưa Từ Hi không sống xa hoa, hoang phí thì có lẽ di thể của bà đã không phải chịu đựng sự vũ nhục thê thảm tới vậy.