Sử dụng đến 9 tỷ mét khối nước nuôi cá, nông dân Hòa Bình trúng lớn
Hồ Hòa Bình trải rộng trên địa bàn các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và TP Hòa Bình. Thời gian qua, việc nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang phát triển mạnh mẽ với số lượng lồng được nuôi tăng theo từng năm. Việc nuôi cá lồng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các xã ven hồ thủy điện Hòa Bình; giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của người nuôi thủy sản.
Từ năm 2010 đến nay, do nguồn lợi thủy sản trong hồ giảm sút mạnh cho nên việc chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản đã làm tăng nhanh về số lượng lồng nuôi và sản lượng cá nuôi. Qua đó đã khai thác hợp lý tiềm năng diện tích mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, cư dân ven hồ chuyển sang sản xuất thủy sản có hiệu quả hơn. Ðồng thời, nhiều hoạt động dịch vụ nuôi trồng thủy sản ra đời như dịch vụ giống, tiêu thụ sản phẩm, thức ăn đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Nghề nuôi cá lồng trên sông đang có xu hướng phát triển vì các hộ nuôi đã áp dụng công nghệ nuôi mới, thường xuyên sử dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi cho nên cá lớn nhanh, dễ thu hoạch, giá bán cao, tạo được sản lượng hàng hóa tập trung.
Gần đây, có một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư để xây dựng hệ thống lồng bè nuôi tiên tiến, nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh và bán thâm canh một số loài cá đặc sản như cá trắm đen, bống, ngạnh, chiên, lăng chấm, tầm… Ðiển hình như Công ty TNHH Cường Thịnh tại xã Thái Thịnh; HTX Thống Nhất; HTX dịch vụ sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương. Ðặc biệt, Công ty TNHH Cường Thịnh, xã Thái Thịnh có số lượng hơn 200 lồng. Ðối tượng nuôi gồm cá chép, trắm đen, lăng nha, lăng vàng, điêu hồng;. Ðiều đáng nói, đây là cơ sở nuôi có hệ thống bè áp dụng công nghệ cao, có quy trình sản xuất khép kín từ khâu ương nuôi giống đến nuôi thương phẩm.
Gần đây, có một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư để xây dựng hệ thống lồng bè nuôi tiên tiến, nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh và bán thâm canh một số loài cá đặc sản như cá trắm đen, bống, ngạnh, chiên, lăng chấm, tầm… Ðiển hình như Công ty TNHH Cường Thịnh tại xã Thái Thịnh; HTX Thống Nhất; HTX dịch vụ sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương. Ðiều đáng nói, đây là cơ sở nuôi có hệ thống bè áp dụng công nghệ cao, có quy trình sản xuất khép kín từ khâu ương nuôi giống đến nuôi thương phẩm, sản xuất ra sản phẩm ra đạt chất lượng cao theo quy trình Vietgap.
Trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình phấn đấu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới nhằm đa dạng sản phẩm; tăng năng suất trên đơn vị diện tích, tăng giá trị thu nhập; duy trì và mở rộng hình thức nuôi, khai thác tạo việc làm thu hút lao động. Phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng trong các thủy vực lớn, đặc biệt là trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình; tăng cường công tác dự báo phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản trong quá trình sản xuất. Ðồng thời.