Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia cho thấy rằng các lỗ đen siêu lớn có thể được hình thành từ vật chất tối.
Nghiên cứu đã xem xét khả năng tồn tại của cái gọi là 'lõi thiên hà ổn định' được làm bằng vật chất tối và bao quanh bởi một vầng hào quang. Các nhà khoa học cho rằng trung tâm của các cấu trúc đặc đến mức chúng có thể phân chia thành các lỗ đen siêu lớn.
Carlos R. Argüelles, nhà nghiên cứu tại trung tâm Universidad Nacional de La Plata và ICRANet, người dẫn đầu cuộc điều tra cho biết: "Kịch bản về sự hình thành này có thể đưa ra lời giải thích tự nhiên về cách các lỗ đen siêu lớn hình thành trong vũ trụ sơ khai, mà không yêu cầu gì về sự hình thành của các vì sao trước đó đồng thời không cần các lỗ đen gốc với tốc độ bồi tụ phi thường".
Mô hình do nhóm nghiên cứu quốc tế tạo ra cũng tiết lộ rằng các quầng sáng yếu hơn có thể biến thành các thiên hà nhỏ với hạt nhân trung tâm là vật chất tối.
Carlos lưu ý thêm: "Với nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi chứng minh được rằng sự phân bố vật chất tối lõi-quầng thực sự có thể hình thành trong một khuôn khổ vũ trụ học và duy trì ổn định trong suốt thời gian tồn tại của Vũ trụ".
Vì nguồn gốc của các lỗ đen siêu lớn vẫn chưa được khám phá, vì vậy nên các nhà nghiên cứu phải vật lộn để tìm ra cách những lỗ đen, với khối lượng gấp 10 tỷ lần Mặt trời, thực sự hình thành như thế nào.
Nhóm nghiên cứu đứng sau công trình này bày tỏ hy vọng rằng phát hiện của họ có thể giúp mọi người hiểu thêm về các lỗ đen siêu lớn và liệu trung tâm của các thiên hà này - bao gồm cả Dải Ngân hà - có thể đóng vai trò vật chứa cho các lõi vật chất tối hay không.