Động vật xuất hiện và tiến hóa bằng cách nào vẫn là những bí ẩn làm đau đầu giới khoa học. Tuy nhiên, có vẻ như cuối cùng chúng ta cũng giải đáp được bí ẩn này, qua khám phá của ĐH Quốc gia Australia.
Về cơ bản, sự sống đã hình thành trên Trái đất được hàng tỉ năm rồi. Nhưng trước thời điểm 650 triệu năm trước, sự sống ấy chủ yếu là vi khuẩn, virus và các sinh vật đa bào cơ bản khác. Chỉ đến khi một sự kiện mang quy mô lớn chưa từng thấy xảy ra, mọi chuyện mới bắt đầu thay đổi.
Theo đó, nhóm chuyên gia tìm thấy các bằng chứng cho thấy vào 700 triệu năm trước đã có kỷ băng hà xảy ra, biến Trái đất thành một quả cầu băng tuyết khổng lồ trong suốt 50 triệu năm.
Đến khi kỷ băng hà kết thúc, các sinh vật kẹt trong băng ồ ạt tuôn ra biển và đại dương mới hình thành. Quá trình này đã tạo điều kiện cho tảo xanh phát triển vô cùng mạnh, qua đó đặt nền tảng cho sự tiến hóa, mà sau đó tạo thành các loài động vật trên cạn.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu khảo sát lớp đá tại vùng Trung Úc - có niên đại từ 650 năm trước, va họ tìm thấy các phân tử tảo từ thời cổ đại.
"Trước khi Trái đất phát triển được như ngày nay, có một sự kiện rất kinh khủng đã biến tinh cầu của chúng ta thành một quả cầu tuyết trong suốt 50 triệu năm" - trích lời phó giáo sư Jochen Brock - chủ nhiệm nghiên cứu.
"Lớp băng giá đã lưu trữ một núi chất dinh dưỡng khổng lồ, rồi lúc băng tan, dòng sông ấy cuốn tất cả ra biển".
Theo giáo sư Brocks, lượng dinh dưỡng khổng lồ ấy, cộng thêm nhiệt độ Trái đất ấm lên đã tạo thành một điều kiện lý tưởng cho sự sống phát triển một cách bùng nổ, tạo ra các dạng sống phức tạp hơn.
"Giống như một nguồn năng lượng khổng lồ, quá trình tiến hóa đã nhận được sự hỗ trợ thích hợp để tạo ra một hệ sinh thái phức tạp hơn, sau này tạo thành động vật và con người" - tiến sĩ Brocks cho biết.
Ngoài ra, tiến sĩ Amber Jarrrett - đồng tác giả nghiên cứu cũng chia sẻ: "Chúng tôi nhận ra mình đã có một phát kiến vĩ đại. Trái đất đóng băng trong 50 triệu năm chính là chìa khóa giúp sự sống phát triển phức tạp như ngày nay".