1. Sóng điện thoại
Nguyên do chính là hiện tượng bốc hơi ở xăng tạo nên ion tích điện xung quanh các cây xăng. Mỗi khi người dùng gọi điện thoại hoặc kết nối không dây như 3G, Wifi hay Bluetooth sẽ làm tăng gấp nhiều lần công suất phát sóng của điện thoại di động.
Theo lý thuyết, sự cộng hưởng và tương tác điện từ sẽ dễ dàng gây cháy nổ. Tuy nhiên, thực tế lại chưa xảy ra bởi cường độ sóng quá yếu để có thể tạo ra tia lửa điện. Để an toàn thì bạn phải cách cây bơm xăng ít nhất là 50m thì mới sử dụng được điện thoại.
2. Pin của điện thoại di động
Hai trường hợp có thể gây hậu quả đó là khi pin kém chất lượng hoặc dùng một thời gian quá lâu. Điều này làm cho điểm tiếp xúc pin và điện thoại bị mòn dần, tạo ra tia lửa điện khi điện thoại di động được dùng để nghe hoặc gọi.
Nếu chẳng may đánh rơi điện thoại, tia lửa điện có khả năng xuất hiện từ chính trong cục pin. Thêm vào đó, sử dụng đèn flash trên điện thoại cũng gây cháy cao.
3. Nhiệt độ thay đổi của điện thoại di động
Vì điện thoại tản nhiệt qua vỏ máy, khi nhiệt độ điện thoại tăng lên do nghe gọi hay chơi game, nếu linh kiện không đảm bảo sẽ gây cháy. Hiện tượng này xảy ra do nóng bất thường kết hợp với sự ma sát vải quần.
Trong trường hợp điện thoại quá nóng có thể tạo tiếng nổ sẽ vô cùng nguy hiểm. Dù vậy, nhiệt độ điện thoại sẽ chẳng bao giờ cao như pô xe máy nên khó cháy nổ.
Nghị định số 52/2012/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy như sau: Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động tại những nơi có quy định cấm, trong đó có cây xăng bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, Nghị định này đến nay đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong đó, quy định phạt đến 5 triệu đồng khi nghe điện thoại ở cây xăng đã không còn nữa.
Cụ thể, mức phạt đối với hành vi này (theo Nghị định 167) đã thấp hơn rất nhiều. Chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm.