Trước trận Chi Lăng, hai quân dù phô trương thanh thế nhưng vẫn kéo dài thời gian rất lâu, có lẽ trong thời gian ấy, Đông Ngô và Thục Hán đã từng đàm phán với nhau và Lưu Bị chắc chắn muốn đạt được điều gì đó.
Tuy nhiên, có lẽ kết quả đàm phán không được như ý nên Lưu Bị quyết định khai chiến.
Còn Tào Phi vẫn luôn đứng ngoài theo dõi, việc Tào Phi không dễ dàng ra tay khi đó là hành động đúng đắn.
Hai quân Ngô – Thục giằng co lâu như vậy, nếu Ngụy quân đột nhiên tấn công, Đông Ngô sẽ lập tức nhận thua với Thục Hán, thậm chí còn sẵn sàng cắt đất bồi thường, sau đó hợp lực chống lại quân Ngụy, như thế, Tào Phi sẽ chẳng có được lợi ích gì.
Ngược lại, về phía Lưu Bị, dù đã đưa quân tiến vào sâu 300 dặm lãnh thổ của nước địch nhưng lại trì trệ không tiến, giằng co vài tháng liền, cứ như vậy quả thực không phải hành động khôn ngoan.
Tình hình chiến trận đã rất rõ ràng, Tào Phi sẽ không chủ động tấn công, quân Đông Ngô kiên quyết phòng thủ không tấn công, cũng tức là quân đội Thục Hán sẽ không có bất cứ cơ hội nào, kéo dài càng lâu sẽ khiến tướng lĩnh cùng binh lính đều mệt mỏi, lộ ra sơ hở, cách tốt nhất lúc này là lùi lại, nghỉ tạm dưỡng sức.
Thế nhưng Lưu Bị cứ mãi cố chấp bám trụ Di Lăng không rời, cuối cùng bị Lục Tốn dùng đường thủy đổ bộ tấn công cùng trận pháp hỏa công đánh cho tan tác, tổn thất trầm trọng.
Khi tiến sâu vào lãnh thổ quân địch, nhuệ khí hăng hái, điều quân Thục phải làm là đánh nhanh thắng nhanh, đây cũng là lí do Lưu Bị triển khai quyết chiến quy mô lớn với quân Ngô.
Ban đầu chiến lược này cũng mang lại không ít thành quả, nhưng bởi vì Lục Tốn là người quá thận trọng, Lưu Bị lại khinh địch, nhiều lần muốn dẫn dụ, khiêu khích Lục Tốn ra trận nhưng Lục Tốn quyết thủ không ra, cho nên đành phải đóng quân tại Di Lăng.
Lục Tốn khi ấy đã nhìn ra được cơ hội chống trả. Di Lăng (nay là Nghi Xương) là vùng đồng bằng nhỏ hẹp nằm dưới chân núi, Lưu Bị cho quân lập trại dọc bờ sông để tiện lấy nước, nhưng cũng vì thế mà để lộ điểm yếu.
Lục Tốn đã bắt ngay được cơ hội đó, cho phát động hỏa công, khiến quân Thục muốn thoát cũng không thoát được, là bản sao của Tào Tháo dùng xích sắt nối thuyền.
Trận Di lăng thất bại, nguyên nhân chính có lẽ là do sự thiếu hụt tài nguyên trong quân.
Trong trận Hán Trung mặc dù cũng là trong lãnh thổ quân địch nhưng khi đó Lưu Bị có sự giúp sức của mưu sĩ như Pháp Chính, tướng tài là Triệu Vân, còn trong trận Di Lăng, Lưu Bị một mình dẫn quân, Triệu Vân bị phái ở lại giám sát Giang Châu, Trương Phi bị giết trước trận chiến, Pháp Chính đã mắc bệnh qua đời, sau lại bị ghìm chân tại Hào Đình rồi bị ép đến cùng đường, đường thủy thì không thể tiến công, Sa Ma Kha liên minh cùng Lưu Bị đã chết trận, không thể tạo thành thế vây công, còn Hoàng Quyền thì bị Lưu Bị phái đi đề phòng chính quyền phe Tào Ngụy tấn công.
Liên trại cũng là một kiểu chiến thuật phản công, nhưng khi ấy sĩ khí quân lính đã suy giảm lại gặp phải hỏa công, cho nên việc Lưu Bị thất bại là chuyện không thể tránh khỏi.
Quận Hán Trung ở Ích Châu cách phía Bắc của Nam quận (Kinh Châu) hai quận là Tương Dương và Phàn thành, là khoảng cách từ thượng lưu sông Hán Thủy đến trung lưu sông Hán Thủy, hơn thế đoạn đường thủy này đã thuộc quản lý của Lưu Bị, Lưu Bị không tiếp viện không phải là bởi nguyên nhân về địa hình mà là do thế lực ở Ích Châu vẫn chưa ổn định xong.
Binh lực của Lưu Bị cũng không có nhiều ưu thế hơn so với binh lực của Tôn Quyền, lại chủ động tấn công Tôn Quyền, sức mạnh trong phòng thủ của Tôn Quyền hẳn Gia Cát Lượng đều đã thấy được, cho nên theo suy tính của Gia Cát Lượng, trận này đánh không được, cho nên ông cho rằng Lưu Bị sẽ không đánh được Đông Ngô.
Song, mục đích thực sự của Lưu Bị vốn không phải là muốn Tôn Quyền đền mạng, thậm chí, Lưu Bị còn không muốn gây chiến, ông chỉ muốn thông qua việc tạo uy thế dẫn dụ Tào Phi xuống đài, bởi vì trong lòng Lưu Bị biết rõ, kẻ thù lớn nhất của mình là nhà Tào Ngụy chứ không phải là Tôn Quyền, Lưu Bị chỉ muốn giả vờ như tiến đánh Tôn Quyền, dụng ý thực sự đằng sau là tấn công trên mặt trận ngoại giao.
Tôn Quyền tập kích và chiếm được Kinh Châu, chính Lưu Bị cũng biết rằng đại nghiệp nhà Hán đã mất, tiếp theo nên làm gì đã không còn liên quan đến nhà họ Lưu nữa. Cho nên, Lưu Bị phát động trận Di Lăng chính là vì muốn khôi phục lại điểm mấu chốt này.
Nếu Lưu Bị thắng, tất sẽ có cơ hội giết Lã Mông báo thù. Sau đó, Lưu Bị sẽ viết thư nối lại quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, sẽ không giữ mối quan hệ bất hòa với Đông Ngô.
Điểm mấu chốt trong tất cả những thay đổi của lịch sử thực ra đều vì nhân vật kỳ quái là Lã Mông này. Bắt đầu từ việc cướp lại Kinh Châu cũng là chủ ý của Lã Mông, giết Quan Vũ cũng do Lã Mông tự ý ra tay.
Thực ra chỉ cần đem Quan Vũ trả về cho nước Thục, Lưu Bị chưa chắc đã vội vã dấy binh báo thù. Nhưng khi Quan Vũ bị giết, Lưu Bị biết Đông Ngô đã không còn cần mối liên minh này nữa, tình thế hai nước đã không có đường lui, chỉ có thể cứng rắn đối chọi nhau.
Đại chiến Di Lăng, quân Thục thất bại thảm hại, nhưng quân Đông Ngô cũng chẳng được lợi chỗ nào. Chỉ riêng việc hai bên giằng co với nhau hơn bảy tháng đã vô cùng tiêu hao tài nguyên chiến lược quý giá của cả hai bên.
Có thể nói rằng, Lã Mông chính là gián điệp tài giỏi nhất mà Tào Tháo cử đến, đoạt Kinh Châu có thể coi như mê hoặc Tôn Quyền mạo hiểm lúc chưa thích hợp, nhưng giết Quan Vũ thì chính là đòn phá hủy đi tương lai của hai quốc gia Ngô – Thục.