Dân Việt

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2

Hoàng Hương 28/05/2021 07:32 GMT+7
Trịnh Thanh Tùng là một gương mặt trẻ tiêu biểu gây được sự chú ý bởi sự tài năng và niềm đam mê bất tận với những nghiên cứu công nghệ có ích cho cộng đồng. 9X đã khá thành công với dự án SAFELUNG "cung cấp bộ thiết bị giúp cảnh báo các bệnh viêm phổi và ứng dụng hỗ trợ sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2".

Là người con Quảng Ninh, chàng trai Trịnh Thanh Tùng sinh năm 1998 hiện là sinh viên khóa K61, Viện Điện tử Viễn thông, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội được nhắc đến là một người học giỏi và có nhiều thành tích nổi bật. Ngoài việc đam mê với bộ môn toán học Tùng còn tham gia rất nhiều cuộc thi về công nghệ cũng như nhận được các giải thưởng ở địa phương.

Cũng như bao bạn trẻ khác khi bắt đầu rời quê hương để lên học đại học Thanh Tùng đã gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc ăn uống đến chỗ ở Tùng đều khó có thể thích nghi được, nhất là sự bỡ ngỡ trong lịch học, cách học, cách thi tại trường Đại Học Bách Khoa. Tuy nhiên bởi vì có tính tự lập từ nhỏ cộng với sự động viên của bố mẹ đã giúp Tùng sớm làm quen với môi trường và bắt đầu một cuộc sống mới tại Hà Nội.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 2.

Nhắc đến Bách Khoa, hầu hết ai cũng biết học trường đó khó như thế nào, Tùng cũng từng trải qua cảm giác đó, Tùng chia sẻ: “Bước chân lên Hà Nội mình nhận được cú shock đầu tiên với hình ảnh 6 chiếc bảng viết kín của môn giải tích I, và 1 buổi học hết 2 chương toán của Bách Khoa. Mình bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm và nghi ngờ bản thân nhiều hơn. Năm ấy mình ở ký túc xá cho nên mọi công việc ăn ở đến học tập đều chỉ có một mình xoay sở, thực sự có nhiều lúc mất phương hướng. Bố mẹ vẫn gọi điện hỏi thăm mỗi ngày, nhưng mình chỉ biết nói là con ổn để gia đình không phải lo lắng nhiều”.

Bởi vì nghĩ đến cảnh bố mẹ lao động vất vả nuôi mình ăn học cho nên Trịnh Thanh Tùng càng phải phấn đấu nhiều hơn, cậu luôn dành thời gian “cày” lại kiến thức đã học để không bị quên. Cũng chính vì bỏ thời gian và công sức ra để phấn đấu cho nên Thanh Tùng đã nhận được kết quả đầu tiên đó là điểm 10 trong kỳ học đầu tiên cũng như đạt được học bổng của trường, so với các bạn thì Tùng nhận được số điểm “đáng nể” bởi vì kỳ học đầu tiên ai cũng có điểm số khá thấp. Từ đấy Tùng đã động viên bản thân rằng “chắc chắn mình sẽ làm được”.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 4.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 6.

Do hoàn cảnh gia đình cũng còn nhiều khó khăn, bố mẹ phải mưu sinh kiếm sống cho nên Tùng đã phải vừa học và vừa tìm việc làm thêm để phụ giúp phần nào gánh nặng cho gia đình. Tùng đi dạy học thêm, bán quần áo thuê để kiếm tiền, mặc dù với sức lực nhỏ bé nhưng Tùng là người con có hiếu cho nên đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để giữ lời hứa với bố mẹ.

Quãng thời gian ngồi trên giảng đường cậu sinh viên nhỏ người, nhỏ tuổi đã không ngừng cố gắng và thành quả nhận được đó chính là những điểm 10, những lời khen ngợi và sự ngưỡng mộ của bạn bè, đặc biệt trong đó Tùng đã góp mặt 4 lần liên tiếp trong học bổng năng lượng tương lai AES. Đó chính là động lực giúp Tùng tiếp tục từng bước bước đến nhiều thành công và trở thành sinh viên tiêu biểu của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 8.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 10.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 12.

Là một người thích nghiên cứu cho nên Trịnh Thanh Tùng đã tham gia các phòng LAB nghiên cứu, thành tích nổi bật nhất của cậu sinh viên đó chính là có được bài báo nghiên cứu khoa học đầu tiên về xử lý tín hiệu âm thanh phổi trong hội nghị quốc tế ICISN 2021.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, tất cả các sinh viên đều nghỉ ở nhà để tham gia học online. Từ đó Tùng đã có ý định muốn nghiên cứu một “công trình” có ích để khi ra trường tạo được dấu ấn cũng như “để lại một thứ gì đó có ích cho xã hội” theo lời hứa Tùng đã hứa với mẹ của mình. Với sự góp sức của bạn bè trong nhóm cũng như hướng dẫn của các thầy cô, Trịnh Thanh Tùng đã bắt đầu nghiên cứu về xử lý tín hiệu âm thanh phổi, phương pháp này được cho là có thể cảnh báo bệnh về viêm phổi bằng việc sử dụng Machine learning kết hợp với xử lý tín hiệu trên các miền thời gian-tần số.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 14.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 16.

Tuy nhiên, Tùng cho biết: “Thời gian nghiên cứu rất lâu, mình đã cùng mọi người bỏ công sức gần 1 năm mà vẫn không ra được kết quả. Sau đó được mọi người động viên, mình và nhóm đã cố gắng tiếp tục làm và hoàn thành. Cuối năm 2020 phương pháp nghiên cứu này đã được mình kết hợp với một bộ thiết bị bao gồm ống nghe điện tử và 1 app phần mềm điện thoại mô phỏng đi kèm để tham gia cuộc thi khởi nghiệp “Thử Thách Sáng Tạo Xã Hội Việt Nam” với vai trò là trưởng nhóm ALOHA với dự án SAFELUNG và thật may mắn rằng SAFELUNG đã nằm trong TOP 4 dự án xuất sắc nhất miền bắc năm 2020 của VSIC”.

Mục đích khiến Trịnh Thanh Tùng cố gắng thực hiện đó chính là vì lời hứa với mẹ và mong muốn để lại một chút sức lực nhỏ của mình để giải quyết vấn đề chung của xã hội. Việc Tùng muốn lan tỏa giá trị ý nghĩa đến xã hội cho thấy cậu sinh viên trẻ tuổi thực sự là một người sống tình cảm, có trách nhiệm với đam mê và có trách nhiệm với cả lời hứa của mình.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 18.

Tốt nghiệp với điểm đồ án tuyệt đối “10-10-10”, Trịnh Thanh Tùng đã khẳng định được sự nỗ lực của mình trong suốt năm tháng học đại học. Thanh Tùng đã gây dựng được ấn tượng tốt với thầy cô, bạn bè và sẽ là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sinh viên Bách Khoa sau này.

Trịnh Thanh Tùng đã nhận được nhiều lời mời làm việc tại các công ty lớn sau khi tốt nghiệp. Nhưng vì là người luôn giữ lời hứa với gia đình, Tùng đã chọn làm việc tại tập đoàn Viettel với “không một chút hối tiếc nào cả”. Dù ở môi trường làm việc nào Tùng đều tự hứa sẽ tiếp tục phát huy hết khả năng của mình, học hỏi và trau dồi nhiều kinh nghiệm cũng như sẽ không từ bỏ niềm đam mê nghiên cứu để ứng dụng các công nghệ mới. Anh chàng chia sẻ : “Mục tiêu trong tương lai của mình là nỗ lực học tập, làm việc, sáng tạo để cố gắng mang và ứng dụng những công nghệ mới nhất trên thế giới để cống hiến cho quê hương mình”.

Nam sinh Bách Khoa "nổi như cồn" với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 - Ảnh 20.