Châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ cuốn hút nhiều khách du lịch trở lại "sau Covid-19". (Ảnh: asiatravelreset)
Các điểm đến gần nhà hơn với những trải nghiệm "độc quyền" và tăng cường sử dụng công nghệ, có lẽ sẽ là lựa chọn chủ yếu của nhiều khách du lịch Trung Quốc, cũng như các quốc gia Đông Á khác và châu Á nói chung.
Sau đó thay vì bị cuốn hút sang các nước Tây Âu như trước đây, lựa chọn thay thế của khách du lịch châu Á nói chung được dự đoán là các quốc gia vùng Trung, Đông và Nam Âu.
Khách du lịch Trung Quốc chụp ảnh bên hoa anh đào tại công viên Inokashira ở phía tây Tokyo, Nhật Bản ngày 26/3. (Ảnh: Getty)
Trong tình trạng bình thường mới hiện nay, ngành du lịch toàn cầu dù đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn chưa chắc chắn. Vậy khi tất cả biên giới đều mở cửa trở lại thì xu hướng du lịch "sau Covid-19" sẽ ra sao?
Trả lời câu hỏi này, ông John Ap - Giám đốc Trung tâm toàn cầu về giáo dục và đào tạo du lịch tại Viện Nghiên cứu du lịch Macau - dự đoán: du lịch quốc tế sẽ duy trì ở dưới mức năm 2019 cho tới ít nhất là năm 2023.
Khách du lịch Trung Quốc chụp ảnh tại Lisbon, Bồ Đào Nha thời trước Covid-19. (Ảnh: Getty)
Trong trường hợp lại có tình huống khẩn cấp xảy ra, ví dụ như bùng phát điểm nóng Covid-19 mới, khách du lịch Trung Quốc (nhất là thế hệ trung niên) sẽ muốn nhanh chóng trở về nhà. Vì thế nhiều người chắc sẽ chọn các chuyến đi chỉ cách nhà khoảng 2-3 giờ bay - chủ yếu vẫn là tour nội địa.
Nếu tình trạng không chắc chắn liên tục xảy ra, các nhà điều hành tour cần linh hoạt và mềm dẻo. Đồng thời cung cấp những tour ngoài trời với các trải nghiệm phù hợp theo kiểu tùy chỉnh và "độc quyền" hơn để vẫn tạo được sức hút.
Sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan vắng vẻ thời Covid-19. (Ảnh: Getty)
Bởi vậy, các nước châu Âu (nhất là Tây Âu) muốn thu hút dòng khách du lịch châu Á trên toàn cầu nói chung và Trung Quốc nói riêng quay trở lại, yếu tố linh hoạt được các chuyên gia cho sẽ là "chìa khóa" vạn năng mở ra mọi cánh cửa.
"Khách du lịch Trung Quốc cũng sẽ xem xét năng lực chăm sóc của các điểm đến nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn và đem lại trải nghiệm tốt. Chứ không phải là tới nơi đông đúc" - ông Ap nêu rõ.
Việc đeo khẩu trang là rất cần thiết thời Covid-19, nhưng có thể khiến khách du lịch châu Á bị chú ý theo cách không mong muốn. (Ảnh: Getty)
Nhưng khách du lịch chiếm ưu thế ở châu Á là thế hệ Millennials (thế hệ Thiên niên kỷ, được sinh ra khoảng từ 1981-1996) vốn am hiểu công nghệ. Phân khúc khách hàng này được dự đoán sẽ thích đi du lịch theo nhóm nhỏ và dựa trên các dịch vụ tùy chỉnh hơn là tới các điểm đến cụ thể.
Các dịch robot giao hàng, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo được cho là sẽ trở nên phổ biến hơn trong ngành du lịch. (Ảnh: Getty)
Vệ sinh và sức khỏe đang nổi lên là mối quan tâm hàng đầu của khách du lịch châu Á, nhất là sau khi xuất hiện các mối đe dọa sức khỏe mới. Vì thế các hoạt động ngoài trời bao gồm cả tắm suối khoáng được dự đoán sẽ phổ biển hơn.
Theo cô Eliver Lin Cheuk-ki - phó Giáo sư tại Học viện Công nghệ thông tin và cũng là một chuyên gia về quản lý khách sạn - du lịch, vấn đề là việc xây dựng lại niềm tin vào các điểm đến sẽ rất khó khăn với một số nơi.
Việt Nam là một trong những điểm đến "sau Covid-19" tiềm năng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (Ảnh: rmit.edu.vn)
Covid-19 xem ra được kiểm soát tốt hơn tại một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác việc không bị yêu cầu kiểm dịch có lẽ cũng đóng một vai trò nào đó để khách du lịch Trung Quốc và cả Đông Á, Đông Nam Á... đánh giá khu vực này an toàn hơn để chọn tour.
Những điểm đến như hồ Bled ở Slovenia có thể cuốn hút khách du lịch châu Á hơn "sau Covid-19". (Ảnh: Getty)
Cũng theo cô Lin, các điểm đến châu Âu cần chứng minh những biện pháp an toàn đã được thực hiện tốt ra sao. Đặc biệt là điều kiện vệ sinh tại những điểm tiếp xúc công cộng, biện pháp kiểm soát đám đông, quy định đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn…