Dân Việt

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm

PV 05/07/2021 19:31 GMT+7
Loạt ảnh cũ giới thiệu sơ lược về hậu cung của Hoàng đế Quang Tự - vị Hoàng đế thứ 11 trong lịch sử Đại Thanh (Trung Hoa).

Hoàng đế Quang Tự (Thanh Đức Tông) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh. Mặc dù quãng thời gian Hoàng đế Quang Tự tại vị đánh dấu sự suy vong của triều nhà Thanh nhưng vẫn có những cải cách giúp nền kinh tế Trung Hoa phục hồi và phát triển hơn.

Hoàng đế Quang Tự không có hậu cung 3000 mỹ nữ, ông chỉ có 1 hoàng hậu và 2 phi tần, cụ thể là Long Dụ Hoàng hậu, Trân phi và Tĩnh phi.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 1.

Từ Hi Thái hậu (giữa) chụp cùng Long Dụ Hoàng hậu của Hoàng đế Quang Tự (đứng ngoài cùng bìa phải) và Cẩn phi (đứng ngoài cùng bìa trái).

Long Dụ Hoàng hậu có nguyên danh là Tĩnh Phân, nhũ danh là Hỉ Tử (theo Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư). Theo vai vế, Từ Hi Thái hậu là cô của Long Dụ Hoàng hậu và Long Dụ Hoàng hậu là biểu tỷ (chị họ) của Hoàng đế Quang Tự.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 2.

Người phụ nữ trong ảnh được truyền tai nhau là Trân phi. Tuy nhiên tính xác thực của bức ảnh đang bị nghi ngờ.

Trong số các hậu phi của Hoàng đế Quang Tự, Trân phi là người nổi tiếng xinh đẹp, thông minh và giỏi đánh cờ, được Hoàng đế đặc biệt sủng ái.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 3.

Long Dụ Hoàng hậu được cho là có tính cách yếu đuối, dung mạo không đặc biệt, lưng hơi gù và thiếu khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 4.

Sau khi Hoàng đế Quang Tự băng hà, Long Dụ Hoàng hậu (giữa) được tôn làm Hoàng thái hậu.

Hedlund, một nhà truyền giáo người Mỹ đã ghi chép về Long Dụ Hoàng hậu trong quyển "Cung đình cuối triều Thanh trong mắt một người Mỹ" như thế này: "Mỗi khi đến ngày hè, thỉnh thoảng chúng tôi nhìn thấy Hoàng hậu cùng thị nữ rảo bước chầm chậm trong cung. Trên gương mặt của nàng thường mang theo nét khoan thai và dịu dàng. Nàng luôn sợ làm phiền người khác và cũng không bao giờ can thiệp vào bất kỳ chuyện gì".

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 5.

Long Dụ Thái hậu (áo đen) và Phổ Nghi lúc bé tại Hoa viên Kiến Phúc Cung. Chán nản cuộc sống trong hậu cung, sức khỏe của Long Dụ Thái hậu ngày càng yếu đi và qua đời vì bệnh nặng khi vừa hơn 40 tuổi.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 6.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, Cẩn phi được tấn phong thành Đoan Khang Thái phi.

Cẩn phi Tha Tha Lạp thị là chị em cùng cha khác mẹ với Trân phi. Năm Quang Tự thứ 15, hai chị em Tha Tha Lạp thị nhập cung cùng lúc, sơ phong Tần. Khi đấy, Hoàng đế vô cùng sủng ái Trân phi, Cẩn phi nhờ sự ân sủng của Trân tần mà địa vị trong hậu cung không hề thấp bé.

Cẩn phi là một người cẩn trọng, bụng dạ trung hậu và không quá phô trương. Chính vì vậy mà Từ Hi Thái hậu dù không có hảo cảm cũng không làm khó Cẩn phi.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 7.

Đoan Khang Thái phi (giữa) chụp ảnh cùng người thân.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 8.

Đoan Khang Thái phi (trái) chụp ảnh cùng Phổ Nghi (thứ 2 từ trái sang) và một số người khác.

Hậu cung của Hoàng đế Quang Tự: Hoàng hậu lưng gù, phi tần mũm mĩm - Ảnh 9.

Đoan Khang Thái phi và hai người cháu gái Đường Mai (trái) và Đường Thạch Hà (phải) đang xem cá ở Diên Hi Cung.

Đường Thạch Hà từng nhận xét về 2 cô mẫu của mình (Cẩn phi và Trân phi): "Dù đã có được địa vị và của cải nhưng họ đã mất đi những gì quý giá nhất đời người, đó là tình yêu và sự tự do. Hai vị cô mẫu là vật hi sinh của xã hội phong kiến, phải trải qua cuộc đời ưu phiền trong Tử Cấm Thành u ám đó".