Cần mẫn làm "bà đỡ" cho những chú thỏ, người nông dân thu lại nửa tỷ đồng mỗi năm
Ở xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội, mọi người thường gọi anh Đỗ Quốc Toàn là "bà đỡ" cho những chú thỏ vì anh thường tự tay chăm sóc cho thỏ sinh sản với sự cần mẫn đặc biệt. Với gần hai nghìn cặp thỏ của trang trại, mỗi năm, người nông dân này đã thu được lợi nhuận gần nửa tỷ đồng.
Clip: Người nông dân cần mẫn làm "bà đỡ" cho những chú thỏ
"Bà đỡ" cho những chú thỏ Mỗi khi thỏ con được sinh ra, anh Đỗ Quốc Toàn lại xuống lồng để tự tay chăm sóc. Chính vì thế, mọi người gọi anh là "bà đỡ cho những chú thỏ". Ảnh: Phương Nga.
Trang trại nuôi thỏ của anh Đỗ Quốc Toàn tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội mang về lợi nhuận gần nửa tỷ đồng mỗi năm
Xuất bán thỏ thu lợi nhuận nửa tỷ đồng mỗi năm
Trang trại nuôi thỏ của anh Toàn rộng gần một nghìn mét vuông, với gần 2 nghìn cặp thỏ, bao gồm cả thỏ giống và thỏ thương phẩm.
Mỗi tháng từ trang trại này, khoảng 600 con thỏ được xuất bán, chủ yếu cung cấp cho đối tác là doanh nghiệp Nhật Bản làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm.
Mô hình nuôi thỏ công nghệ cao
Trang trại của anh Toàn được trang bị hệ thống làm mát đặc biệt, giúp hạ nhiệt độ xuống thấp khoảng 10 độ C so với ngoài trời. Nhờ vậy tạo điều kiện thích hợp nhất để thỏ phát triển.
Giống thỏ của trang trại được nhập từ Pháp và New Zealand nên ưa khí hậu đồi núi mát mẻ.
Thỏ được cho ăn 2 bữa mỗi ngày bằng cám đạt chuẩn do công ty Nhật Bản cung cấp, được bổ sung vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn, được tiêm vaccine phòng bệnh định kỳ.
Thỏ con đạt đến một độ lớn nhất định sẽ được nhốt riêng chuồng để tránh việc cắn nhau giữa các cá thể làm giảm chất lượng thỏ thương phẩm.
Nhờ tình yêu với những chú thỏ, anh Toàn đã vượt qua nhiều trở ngại ban đầu để đạt được thành công như ngày hôm nay.