Từng hưng thịnh ở vùng đất mà ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, Sanxingdui (Tam Tinh Đôi) được coi là một trong những là nền văn minh cổ bí ẩn nhất từng được biết đến.
Lịch sử khám phá văn minh Sanxingdui bắt đầu vào năm 1929, khi một người nông dân Tứ Xuyên tìm thấy nhiều cổ vật bằng đồng kỳ lạ ở vườn nhà mình.
Sau đó, nhiều cuộc khai quật đã được triển khai. Đến năm 1986, các nhà khảo cổ đã làm phát lộ hàng nghìn đồ điêu khắc từ ngọc thạch và đồng cao, có hiện vật cao đến 2,4 mét.
Bằng chứng về một nền văn minh cổ đã hiện rõ. Nền văn minh này được đặt tên là Sanxingdui, có nghĩa là “gò đất có ba ngôi sao”.
Loại hình hiện vật đặc trưng của văn minh Sanxingdui là những chiếc mặt nạ mang phong cách đặc trưng làm bằng đồng. Một số chiếc trong số đó được dát vàng lá.
Các nhà khảo cổ học cho rằng, mặt nạ Sanxingdui là hiện thân của các vị thần hoặc tổ tiên của các cư dân thuộc nền văn minh này.
Cho đến này, giới nghiên cứu vẫn chưa xác định được người Sanxingdui là ai. Một số sử gia tin rằng, họ thuộc về nền văn minh đồ đồng của nước Thục cổ, có niên đại từ 5000 đến 3000 năm trước.
Những bằng chứng khảo cổ mới, cho thấy cách đây khoảng 2.800 đến 3.000 năm, người Sanxingdui đã rời bỏ vùng cư trú cũ để di cư đến khu dân cư cổ đại Jinsha gần đó.
guyên nhân của cuộc di cư này có thể do một trận động đất và sạt lở lớn làm chuyển hướng dòng sông Minjiang, khiến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp bị mất.
Ngày nay, du khách có thể khám phá nền văn minh Sangxingdui qua hàng ngàn hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Sangxingdui ở phía Tây thành phố cấp huyện Quảng Hán.