Dân Việt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội đồng Lý luận Trung ương cần nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận

PVCT 17/04/2021 15:00 GMT+7
Sáng 17/4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận (HĐLL) Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch HĐLL Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội đồng Lý luận Trung ương cần nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: TTXVN

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả công tác của HĐLL Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021. Những đóng góp tích cực, tâm huyết của các thành viên Hội đồng, các nhà khoa học, nghiên cứu lý luận cả nước cũng như sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan, ban, bộ, ngành, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng. Đồng chí khẳng định: Thực tiễn 25 năm với 5 nhiệm kỳ hoạt động, HĐLL Trung ương đã khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức đảng ở Trung ương, là cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị, là cơ quan tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận của Đảng, tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phục vụ việc hoạch định, phát triển và hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổng Bí thư hoan nghênh và ghi nhận tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động của Hội đồng, các tiểu ban của Hội đồng, nổi bật là Thường trực Hội đồng trong việc tham gia xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Thường trực Hội đồng và nhiều đồng chí ủy viên Hội đồng là nòng cốt của Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội XIII đã làm việc một cách chủ động, nghiêm túc, khoa học, cầu thị, với tâm huyết, ý thức trách nhiệm cao, thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng dự thảo các văn kiện. Nhiều vấn đề do Hội đồng đề xuất trên cơ sở chắt lọc, tổng hợp kết quả tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được Tiểu ban Văn kiện, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội xem xét, chấp nhận đưa vào các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, được  cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội đồng Lý luận Trung ương cần nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: TTXVN


Đề cập phương hướng công tác của Hội đồng trong nhiệm kỳ tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trước hết, cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc yêu cầu công tác lý luận trong thời kỳ mới. Đại hội XIII của Đảng xác định tầm nhìn chiến lược và lộ trình, bước đi rất cụ thể để phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm, 25 năm tới. Bối cảnh quốc tế và yêu cầu phát triển bứt phá của đất nước trong thời kỳ mới đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tư duy phát triển trên cơ sở phát huy tiềm năng, vị thế, điều kiện thực tiễn của chúng ta, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, thời đại. Để phục vụ cho nhiệm vụ lớn lao ấy, HĐLL Trung ương phải tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Nâng cao chất lượng, hiệu quả tư vấn về lý luận chính trị giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tổng Bí thư hoan nghênh và ghi nhận tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động của Hội đồng, các tiểu ban của Hội đồng, nổi bật là Thường trực Hội đồng trong việc tham gia xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Thường trực Hội đồng và nhiều đồng chí ủy viên Hội đồng là nòng cốt của Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội XIII đã làm việc một cách chủ động, nghiêm túc, khoa học, cầu thị, với tâm huyết, ý thức trách nhiệm cao, thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng dự thảo các văn kiện. Nhiều vấn đề do Hội đồng đề xuất trên cơ sở chắt lọc, tổng hợp kết quả tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được Tiểu ban Văn kiện, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội xem xét, chấp nhận đưa vào các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, được  cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, với trách nhiệm được giao, HĐLL Trung ương cần chủ động, thể hiện tốt vai trò là đầu mối phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy địa phương, các cơ quan và đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị cả nước trong hoạt động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. HĐLL Trung ương phải xây dựng được cơ chế và môi trường thảo luận, tranh luận, đối thoại lý luận trên tinh thần khoa học, dân chủ, cầu thị; thật sự trân trọng những ý tưởng, những đề xuất lý luận có giá trị, hữu ích cho sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và cho quốc kế dân sinh. Phát huy dân chủ, tự do tư tưởng trong nghiên cứu lý luận vì lợi ích của đất nước, dân tộc; đồng thời chủ động, kiên quyết, thường xuyên đấu tranh không khoan nhượng với các luận điểm phản động, thù địch, xuyên tạc; bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.