Tính từ 6h đến 19h30 ngày 21/7 có 2.570 ca Covid-19 mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 2.568 ca Covid-19 ghi nhận trong nước tại TP.Hồ Chí Minh (1.817), Bình Dương (307), Đồng Tháp (109), Đồng Nai (85), Long An (52), Hà Nội (38), Tây Ninh (30), Ninh Thuận (22), Phú Yên (21), Vĩnh Phúc (18), Cần Thơ (16), Trà Vinh (10), Bình Thuận (7), Bình Định (6), Sóc Trăng (6), Bắc Ninh (4), Đắk Lắk (4), Lâm Đồng (3), Quảng Ngãi (3), Nghệ An (3), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1). Trong đó có 688 ca trong cộng đồng.
Như vậy, ngày 21/7 có 5.357 ca mắc mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca ghi nhận trong nước tại TP.Hồ Chí Minh (3.556), Bình Dương (964), Đồng Nai (170), Đồng Tháp (109), Tiền Giang (65), Long An (60), Hà Nội (42), Vĩnh Long (39), Khánh Hòa (38), Bến Tre (35), Cần Thơ (32), Tây Ninh (30), Phú Yên (26), Ninh Thuận (22), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Vĩnh Phúc (18), Đắk Lắk (17).
Bình Phước (12), Kiên Giang (12), Trà Vinh (10), Hậu Giang (9), Bình Định (8 ), Bình Thuận (7), Hà Giang (6), Quảng Ngãi (6), Sóc Trăng (6), Nghệ An (5), Lâm Đồng (5), Đắk Nông (4), Bắc Ninh (4), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1). Trong đó có 1.081 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 21/7, Việt Nam có tổng cộng 68.177 ca mắc, trong đó có 2.099 ca nhập cảnh và 66.078 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 64.508 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày cũng có 528 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng số ca khỏi bệnh lên 11.971 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 123 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Hiện cả nước cũng đã tiêm được 4.336.833 liều vắc xin Covid-19. Trong đó tiêm 1 mũi là 4.019.161 liều, tiêm mũi 2 là 317.672 liều.
Cuối giờ chiều 21/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với các lực lượng của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Long An để triển khai công tác phòng chống dịch.
Tại cuộc họp, đại diện các điểm cầu dự báo TP.HCM và các địa phương phía Nam tiếp tục có diễn biến phức tạp, số ca bệnh sẽ gia tăng, và đặc biệt có thể xuất hiện bệnh nhân nặng trong thời gian tới đây. Do đó song song với việc giảm số ca mắc thì việc giảm tỷ lệ tử vong được coi là nhiệm vụ ưu tiên, hàng đầu.
Về giảm tải hệ thống y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng bộ phận phía Nam đã thống nhất chỉ đạo phân loại các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm, trường hợp bệnh nhân và bệnh nhân nặng.
Cụ thể, đối với trường hợp nghi nhiễm khi xét nghiệm bằng test nhanh dương tính thì được quản lý tại nhà hoặc vùng đệm – cơ sở cách ly tạm thời dựa vào cộng đồng do chính quyền địa phương thiết lập dựa vào cộng đồng
Khi xét nghiệm bằng PCR cho kết quả dương tính nếu nồng độ virus ở mức độ thấp (CT> 30) thì được quản lý và theo dõi y tế tại nhà.
Đối với trường hợp có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, bệnh nhân sẽ chuyển vào cơ sở quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 ban đầu. Cơ sở này được hình thành từ các khu ký túc xá, nơi lưu trú, bệnh viện dã chiến… mức độ ban đầu.
Đối với bệnh nhân có triệu chứng tiến triển, được theo dõi điều trị tại các bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương.
Đối với bệnh nhân có tiến triển nặng, nặng hoặc nguy kịch thì đưa ngay đến các cơ sở điều trị có khu hồi sức tích cực hoặc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 của TP.Hồ Chí Minh do TS Nguyễn Tri Thức- Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy điều hành.
“Việc hình thành các tầng điều trị sẽ giúp cho các cơ sở y tế tuyến trên không bị quá tải để điều trị bệnh nhân nặng tốt hơn. Thực tế đã có nhiều bệnh nhân ra viện, bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nặng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có văn bản số 5838/BYT-KCB gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc đảm bảo sẵn sàng thu dung, điều trị Covid-19 khi dịch bệnh lan rộng tại địa phương.