Nội chiến Trung Quốc (kỳ 1): Cái gai trong mắt nhưng không thể nhổ
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vị thế của Trung Quốc được tăng cao và Trung Quốc quyết tâm giải phóng Đài Loan; tuy nhiên Bắc Kinh đã gặp khó khăn ngay từ những trận đầu tiên, vì hải quân khi này vẫn chưa phải thế mạnh của Trung Quốc.
Năm 1949, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thành công trong việc quét sạch chính phủ Quốc dân đảng (KMT) ra khỏi Trung Quốc đại lục. Ảnh: QQ
Nhưng lúc này, Quân đội Quốc Dân Đảng vẫn chiếm giữ hai đảo lớn nhất của Trung Quốc là Hải Nam và Đài Loan cùng một số đảo nhỏ là Kim Môn, Mã Tổ và Đại Trần. Ảnh: QQ
Nếu hai đảo lớn là Đài Loan và Hải Nam cách xa đất liền, thì đảo Kim Môn, Mã Tổ và Đại Trần nằm sát đại lục. Những hòn đảo này nhanh chóng được quân Quốc dân đảng củng cố các trận địa phòng ngự từ xa, nhằm chống các hoạt động đổ bộ. Ảnh: QQ
Năm 1950, PLA phát động một loạt hoạt động đổ bộ, đáng chú ý nhất là việc giải phóng đảo Hải Nam. Tuy nhiên, cuộc đổ bộ vào đảo Kim Môn đã bị xe tăng Quốc dân đảng đẩy lùi, trong trận Cổ Ninh Đầu, ngăn cản cuộc tấn công mở màn vào đảo Đài Loan. Ảnh: QQ
Sau đó chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, dẫn đến kế hoạch giải phóng Đài Loan của Trung Quốc bị dừng lại; đồng thời lúc này, Mỹ đã triển khai Hạm đội 7 để bảo vệ Đài Loan và không cho phép Tưởng Giới Thạch phát động các cuộc tấn công vào Trung Quốc đại lục. Ảnh: QQ
Chính sách này đã thay đổi khi Tổng thống Eisenhower vào năm 1953 đã ra lệnh rút Hạm đội 7 ra khỏi eo biển Đài Loan; đồng thời cho phép Đài Loan đưa quân đội và vũ khí lên các đảo tiên tiêu và tiến hành các cuộc tấn công du kích nhắm vào đại lục. Ảnh: QQ
Tuy nhiên, lúc này thế và lực của PLA đã khác, họ có thể đối phó với leo thang bằng pháo hạng nặng, tàu chiến và máy bay chiến đấu vừa được Liên Xô trang bị. Một loạt các cuộc đấu pháo, hải chiến và không chiến diễn ra, sau này được gọi là Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ảnh: QQ
Vào ngày 14/11/1955, tàu khu trục KMT Tai-ping (trước đây là tàu USS Decker của Mỹ) có trọng tải 1.400 tấn, đã bị radar trên bờ phát hiện; bốn tàu phóng lôi của Hải quân PLA đã phục kích vào ban đêm và đã đánh trúng con tàu này. KMT Tai-ping đã chìm. Ảnh: QQ
Sau đó, máy bay ném bom Il-10 Sturmovik của Không quân Hải quân PLA đã ném bom cảng Đại Trần, đánh chìm tàu đổ bộ chở xe tăng Zhongquan. Việc này khiến Đài Loan không còn có thể yên tâm kiểm soát vùng biển, khiến các tuyến hàng hải tiếp tế cho các đơn vị đồn trú trên đảo dần dần kém an toàn hơn. Ảnh: QQ
Trong khi PLA tổ chức các cuộc pháo kích hạng nặng vào đảo Kim Môn (do Đài Loan chiếm giữ), được bảo vệ tốt ở phía đông thành phố Hạ Môn của Trung Quốc, và họ lên kế hoạch giải phóng quần đảo Đại Trần gần Thái Châu ở tỉnh Chiết Giang. Ảnh: QQ
Vào ngày 16/12/1955, Trung tướng Trương Ái Bình, Tư lệnh Bộ chỉ huy mặt trận Chiết Giang (ZFC) thuyết phục Bắc Kinh rằng, ông có thể tiến hành một cuộc đổ bộ thành công lên đảo Đại Trần vào ngày 18/1/1956. Tuy nhiên, quá trình lập kế hoạch không diễn ra suôn sẻ. Ảnh: QQ
Lúc đó cố vấn quân sự của Liên Xô tại Trung Quốc là S.Antonov, đề xuất một kế hoạch về thực hiện đổ bộ ban đêm lên đảo Đại Trần, nhưng Trương Ái Bình đã từ chối kế hoạch này và thay bằng kế hoạch đổ bộ "kiểu Trung Quốc", tức là triển khai hỏa lực và quân số áp đảo trong một cuộc tấn công ban ngày. Ảnh: QQ. (Còn nữa)