Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.
Ký hiệu đèn pha ô tô có nhiều vạch ngang theo hình của đèn pha. Ký hiệu đèn pha thường nằm ở cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn.
Khi đèn pha được bật, đèn hậu sẽ bật theo, biểu tượng đèn pha trên bảng đồng hồ sau vô lăng sẽ sáng đèn để báo hiệu cho người lái. Một số dòng xe cao cấp ngày nay được trang bị tính năng tự động bật/tắt đèn pha theo cảm biến ánh sáng, tự động chuyển pha/cos… Nếu xe có sẵn các tính năng này thì người lái không cần phải điều chỉnh đèn.
Đường cao tốc – Nếu đường cao tốc có dải phân cách cao nên sử dụng đèn ở chế độ chiếu xe để có tầm quan sát tốt hơn. Nếu bạn sợ việc này sẽ gây chói mắt cho người lưu thông ngược chiều thì đừng lo vì dải phân cách cao sẽ ngăn luồng ánh sáng giữa 2 xe. Còn nếu đường cao tốc có dải phân cách thấp hoặc không có dải phân cách thì sử dụng chế độ chiếu xa khi đường thoáng và bật sang chế độ chiếu gần khi thấy đèn của xe đi ngược chiều trong vòng 150m.
Đường đô thị - vì khoảng cách của các xe rất gần nhau, thay vì sử dụng đèn pha hãy sử dụng đèn cos để quan sát tốt hơn và không gây bất tiện cho các phương tiện khác.
Khi vào cua, không nên sử dụng đèn ở chế độ chiếu xa, bởi nếu xe đối diện cũng không tắt đèn pha thì sẽ làm cho cả 2 người cầm lái đều chói mắt, không thấy đường, rất dễ xảy ra tai nạn.
Khi muốn vượt xe, không nên bám đuôi bằng chế độ đèn pha mà nên duy trì khoảng cách an toàn và nháy đèn pha hợp lý để ra tín hiệu xin vượt.
Hầu hết, các dòng xe đều được thiết kế riêng nút nháy đèn pha cần gạt bên trái để sử dụng cho mục đích ra tín hiệu xin nhường đường.