Dân Việt

Tuyệt thế võ công "cửu âm chân kinh" có thật không? Đáp án gây kinh ngạc

PV 14/08/2021 16:33 GMT+7
"Cửu âm chân kinh" được biết đến là một môn võ công khiến giới võ lâm một thời lục đục. Trong bút ký của Kim Dung, "Cửu âm chân kinh" càng ẩn chứa nhiều điều kì lạ. Vậy "cửu âm chân kinh" có thật hay không? Hãy cùng tìm lời đáp trong bài viết sau.

Sóng gió võ lâm

Trong Xạ điêu anh hùng truyện viết năm 1957, Kim Dung nói về xuất xứ của Cửu âm chân kinh như sau: Tương truyền Đạt Ma sư tổ của phái Thiếu Lâm lúc mới từ Tây Trúc sang Trung Quốc đã giao chiến với nhiều võ sĩ trung thổ và có thắng, có bại. Sau đó, ông lui về ở ẩn, quay mặt vào tường suốt 9 năm, thấu triệt được các tinh hoa võ học rồi viết thành bộ Cửu âm chân kinh.

Tuy nhiên, trong bản mới đã được sửa chữa, Kim Dung mượn lời Lão Ngoan đồng Châu Bá Thông, sư đệ Vương Trùng Dương - giáo chủ Toàn Chân giáo, cho rằng bí kíp Cửu âm chân kinh là do Hoàng Thường viết. Theo đó, Hoàng Thường là một vị quan "thế ngoại cao nhân".

Thời Bắc Tống, hoàng đế Huy Tông hạ chiếu tập hợp tất cả di thư của đạo gia trong thiên hạ để làm bộ Vạn thọ Đạo tạng và Hoàng Thường phụ trách trông coi việc khắc in. Vì sợ khắc lầm chữ sẽ bị tội khi quân nên ông đã dồn hết tâm trí để đối chiếu cẩn thận từng câu chữ. Dần dần, Hoàng Thường trở nên tinh thông Đạo học, ngộ ra được tầng sâu của võ công. Ông theo đó tu luyện cả nội - ngoại công, trở thành cao thủ.

Về sau, vua Huy Tông phái Hoàng Thường đem binh đi tiêu diệt Ma giáo (Minh giáo). Ông đánh bại nhiều cao thủ nhưng bị trọng thương phải đi trốn. Ở nơi núi hoang, Hoàng Thường nhớ lại những chiêu thức võ công của các địch thủ để tìm cách phá giải. Hơn 40 năm sau, khi đã triệt ngộ, ông muốn hạ sơn báo thù thì kẻ thù xưa đã qua đời hết. Hoàng Thường bèn đem những công phu thượng thừa của các môn phái viết thành Cửu âm chân kinh.

Thời gian trôi qua với bao biến đổi, tranh đoạt, Cửu âm chân kinh thất lạc và cuối cùng được Vương Trùng Dương tìm được. Tại cuộc "Hoa Sơn luận kiếm" lần thứ nhất, ông chiến thắng cả Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế, trở thành đệ nhất cao thủ trong "võ lâm ngũ bá" và được giữ bí kíp này, sau đó truyền cho sư đệ Châu Bá Thông.

Tuyệt thế võ công "cửu âm chân kinh" có thực sự tồn tại hay không? Lời đáp của lịch sử khiến bạn ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Vương Trùng Dương đoạt được Cửu âm chân kinh nhưng không luyện. Ảnh: Sohu

Đông Tà Hoàng Dược Sư dùng mưu, cho vợ đọc thuộc Cửu âm chân kinh rồi về chép lại. Đệ tử của ông là Mai Siêu Phong và Trần Huyền Phong lén trộm rồi học được phần sau của bí kíp này. Do không hiểu đạo học, hai người chỉ luyện thành vài môn độc hiểm, như: "Cửu âm bạch cốt trảo" và "Thôi tâm chưởng" nhưng cũng đủ gây sóng gió giang hồ.

Về sau, Châu Bá Thông truyền Cửu âm chân kinh cho Quách Tĩnh. Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Kim Dung viết rằng Hoàng Dung, con gái Đông Tà và là vợ Quách Tĩnh, khi biết thành Tương Dương không thể chống chọi nổi quân Mông Cổ bèn bí mật đúc kiếm Ỷ Thiên để giấu Cửu âm chân kinh cùng Hàng long thập bát chưởng - môn võ công tuyệt học của Bắc Cái Hồng Thất Công. Cùng lúc, Hoàng Dung cũng đúc đao Đồ Long để giấu bộ binh thư tuyệt học Vũ Mục di thư. Đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên cũng gây bao sóng gió trên võ lâm và cuối cùng, bí kíp Cửu âm chân kinh đã về tay giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ...

Điều chưa biết về cuốn "cửu âm chân kinh"

Những ai đã từng đọc tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" hoặc xem các tác phẩm điện ảnh và truyền hình của Kim Dung đều biết rằng sau khi Chu Chỉ Nhược luyện tập Chân kinh, cô đã gần như phát điên.

Hầu hết mọi người cho rằng cuốn tiểu thuyết là hư cấu, nhưng Hoàng Thường được miêu tả sống động như vậy có phải bịa đặt không? Hay ông là một nhân vật có thật trong lịch sử?

Năm 2005, một ngôi mộ nghìn năm tuổi được phát hiện ở Giang Tây, Trung Quốc việc phát hiện ra ngôi mộ cổ này đã bất ngờ giải mã bí ẩn về Hoàng Thường.

Một người dân ở huyện Sùng Nhân, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc tình cờ phát hiện ngôi mộ này. Thoạt nhìn bề ngoài, các chuyên gia cho rằng đây chắc hẳn là một ngôi mộ có lịch sử lâu đời.

Các nhà khảo cổ đã bắt đầu công cuộc khai quật và đã phát hiện ra rằng đây là một ngôi mộ cổ thời Bắc Tống, có giá trị lịch sử cao. Sau một thời gian vẫn chưa xác định được danh tính chủ nhân, lại có dấu vết bị trộm, các chuyên gia lo ngại người nằm bên trong sẽ trở thành một bí ẩn lịch sử.

Tuyệt thế võ công "cửu âm chân kinh" có thực sự tồn tại hay không? Lời đáp của lịch sử khiến bạn ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Bí kíp cửu âm chân kinh. Ảnh: Sohu

May mắn thay, một tấm bia đá chứng minh danh tính của chủ nhân ngôi mộ cuối cùng đã được phát hiện. Các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra chủ nhân ngôi mộ cổ này hóa ra là của Hoàng Thường!

Theo sử sách ghi lại, Hoàng Thường là một vị quan trong triều đại Bắc Tống. Giai đoạn này mọi người coi trọng người học chữ, Hoàng Thường là người rất tài giỏi nên được kính trọng.

Bên cạnh lăng mộ Hoàng Thường có một tấm bia cao 3m, rộng 1m, rất bắt mắt. Tượng đài phía trước lăng mộ được xây dựng lại vào thời nhà Thanh, điều này cho thấy các thế hệ sau này rất kính trọng và yêu quý ông. Mặc dù có dấu vết bị đánh cắp nhưng về tổng thể, chúng được bảo quản tương đối tốt.

Các chuyên gia nghi ngờ về thân phận của ông với nhân vật trong "Ỷ thiên đồ long ký" nên đã cất công tìm hiểu lai lịch rõ ràng. Cuối cùng thì sự thật về sự tồn tại của "Cửu âm chân kinh" cũng đã được hé lộ nhờ việc phát hiện ra lăng mộ nghìn năm tuổi này.

Sau một thời gian nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng mặc dù chủ nhân ngôi mộ có tên và họ giống với Hoàng Thường mà Kim Dung mô tả, thậm chí họ còn trùng hợp cả về nghề nghiệp, nhưng họ không phải là cùng một người.

Có lẽ Kim Dung đã đọc tài liệu lịch sử và lấy cảm hứng để sáng tạo ra nhân vật này, nhưng phần lớn tính cách và đặc điểm của Hoàng Thường là do tác giả tạo nên.

Ví dụ, mặc dù cả hai đều là người biết chữ, nhưng nhân vật trong chuyện được Kim Dung mô tả là người có võ thuật vô song, trong khi chủ mộ lại là một quan văn. Vì vậy, "Cửu âm chân kinh" thực chất là do Kim Dung sáng tạo ra chứ hoàn toàn không có thật.