Đây chính là lý do mà những ngôi mộ có niên đại thời Tam Quốc luôn rất được quan tâm. Và ngôi mộ cổ gạch xanh được phát hiện tại Chiết Giang (Trung Quốc) dưới đây cũng là một trong số đó.
Điều đáng nói nằm ở chỗ, ngôi mộ có niên đại thời Tam Quốc này sở hữu quy mô không khác nào lăng mộ hoàng tộc. Vậy liệu rằng đó là nơi an nghỉ của một nhân vật nổi nào đó vào thời đại này hay không?
Vào năm 2010 một đội công nhân đang trong quá trình tiến hành xây dựng ở khu vực núi Phương Gia (Chiết Giang, Trung Quốc) đã vô tình phát hiện một vài viên gạch xanh tại công trường.
Không chỉ khác với các loại gạch thông thường, những viên gạch xanh này còn có đường vân được chạm khắc bên trên. Chính dấu tích về loại gạch xanh đặc biệt này đã trở thành đầu mối để hậu thế tìm ra được một ngôi mộ cổ to lớn và xa hoa.
Các nhà nghiên cứu sau đó kết luận rằng ngôi mộ cổ bề thế này được xác định là có niên đại vào thời kỳ Tam Quốc. Chưa dừng lại ở đó, bên trong mộ còn chứa rất nhiều trân kỳ dị bảo.
Mặc dù không thể so với lăng Tần Thủy Hoàng về độ sang trọng, nhưng cung cách an táng xa hoa này hoàn toàn xứng tầm với lăng mộ của hoàng tộc.
Vậy phải chăng chủ nhân của ngôi mộ này có phải là một nhân vật có địa vị hoặc quyền lực vào thời kỳ Tam Quốc?
Câu trả lời là không. Từ quan ấn trong mộ được tìm ra, người ta đã tìm ra thân thế của chủ nhân ngôi mộ.
Quan ấn có khắc bốn chữ lớn: "Tân An trường ấn".
Một số nguồn sử liệu cũng ghi lại, quả thực vào thời Tam Quốc quả thực có một huyện mang tên Tân An, sau được đổi tên thành "huyện Tín An" rồi đến "huyện Cù" và dần phát triển trở thành Cù Châu ngày nay.
Như vậy, chủ nhân của ngôi mộ khi còn sống vốn giữ chức Huyện lệnh Tân An, chức quan thuộc vào hàng thất phẩm.
Khi thân phận của người nằm trong mộ đã được xác định, một bí mật đen tối về thời Tam Quốc cũng được vạch trần trước mắt hậu thế.
Vào thời Tam Quốc, địa vị của hoàng tộc nhà Hán đã suy vi. Có thể nói, để tồn tại giữa thời đại hỗn loạn này, tiền bạc và võ lực là hai thứ vô cùng quan trọng.
Vị Huyện lệnh thất phẩm được an táng trong lăng mộ xa hoa và bề thế như lăng hoàng gia này chính là minh chứng cho điều đó.
Vào thời cổ đại, cấp bậc rất được coi trọng, quy cách xây dựng mộ cho những người có thân phận, địa vị khác nhau đều được quy định rõ ràng.
Nếu chiếu theo đúng phép tắc, làm sao nơi an nghỉ của một Huyện lệnh lại có thể bề thế và xa hoa như hoàng tộc?
Hơn nữa, chính chiếc quan ấn được phát hiện bên trong ngôi mộ đã tố cáo hiện thực xã hội hỗn loạn thời bấy giờ.
Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, vào thời cổ đại ở Trung Hoa, quan ấn không được phép mang về nhà, lại càng không được an táng cùng quan lại trong lăng mộ.
Thế nhưng ngôi mộ của quan huyện lệnh có phẩm cấp không quá cao này lại có quan ấn. Điều đó chứng tỏ vị quan địa phương kia khi còn sống vốn đã coi thường luật pháp, thậm chí không ngần ngại đem quan ấn đi chôn, thản nhiên làm một việc đại bất kính.
Chưa dừng lại ở đó, vị quan huyện lệnh kia thậm chí còn xây dựng nơi an nghỉ của mình chẳng khác nào với hoàng lăng của vua chúa.
Ngôi mộ quá mức xa hoa và bề thế kia đích thị là bằng chứng tố cáo sự "vượt quyền" của vị quan địa phương này.
Từ ngôi mộ gạch xanh này, chúng ta có thể thấy mức độ loạn lạc của thời Tam Quốc trên thực tế vượt xa với những gì mà lịch sử miêu tả.
Thậm chí ngay tới một quan viên địa phương phẩm cấp không cao vẫn có thể thản nhiên "làm vua một cõi", tự ban cho mình những đặc quyền không thua gì so với hoàng tộc.