Câu hỏi:
Vậy, trong trường hợp này, chị D. có được phép mang máy tính đi sửa trong thời điểm giãn cách. Chị D. có vi phạm quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ không?
Tiểu thương phấn khởi khi chợ Đồng Xa được mở cửa sau phong tỏa. Dân Việt.
Trả lời:
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cách ly xã hội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu;
Làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng...
Văn bản số 2601/VPCP-KGVX V/V thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 của Văn phòng chính phủ cũng quy định: Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác…
Ngoài ra, Điều 4 Luật Giá quy định, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Để được ra ngoài, chị D. phải chứng minh được việc sửa máy tính là nhu cầu thiết yếu và máy tính đó là hàng hóa thiết yếu.
Thực tế học tập là nhu cầu cơ bản của con người và là quyền của trẻ em được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên phải xác định máy tính có phải là vật dụng kết nối học tập không thể thiếu hay không, liệu nhà chị D. có máy tính khác không hoặc nếu học qua điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác có được không.
Nếu việc học tập của con chị D. bắt buộc theo hình thức trực tuyến qua máy tính và không thể có thiết bị nào thay thế được chiếc máy tính đang bị hỏng thì đó có thể xác định là vật dụng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của con chị D. Còn việc chị D. đi sửa máy tính có thể được chấp nhận là trường hợp cấp thiết.
Tuy nhiên, hiện nay tại các địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg thì các cửa hàng, dịch vụ sửa máy tính lại không phải là dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động, do đó chắc chắn không có cơ sở nào sửa máy tính hoạt động.
Việc chị D. đi ra ngoài để sửa máy tính cũng sẽ không chứng minh được là chị D. có lộ trình sửa máy tính ở địa điểm nào và rất khó để có thể thực hiện. Trường hợp chị D. ra ngoài không có lý do chính đáng có thể bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng.