Dân Việt

Tây du ký: Điều đáng tiếc nhất về Trư Bát Giới là gì?

Quốc Tiệp 01/09/2021 12:33 GMT+7
Hàng trăm năm qua, kể từ khi Tây du ký ra đời cho đến nay, có rất nhiều điều về kiệt tác này vẫn khiến người ta hối tiếc.

Cho đến nay, Tây du ký vẫn là một trong những tác phẩm được yêu thích bậc nhất ở Trung Quốc nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng và hành trình đến Tây Trúc thỉnh kinh gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người.

Trong Tây du ký khi nhắc tới Trư Bát Giới mọi thường nghĩ đến một kẻ bất tài vô dụng, ham ăn, lười biếng và còn háo sắc. Nhưng không phải ai cũng biết, Trư Bát Giới cũng là một đại cao thủ, chỉ vì lười biếng nên y mới không chịu ra tay. Và đây cũng là một trong số những điều đáng tiếc nhất của Tây du ký, khi không ai có thể thấy được khả năng thực sự của Trư Bát Giới.

Tây du ký: Điều đáng tiếc nhất về Trư Bát Giới - Ảnh 1.

Trong mắt mọi người Trư Bát Giới là một kẻ bất tài vô dụng, ham ăn, lười biếng và còn háo sắc. Ảnh: Sohu

Trong những hồi đầu của tiểu thuyết, thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đến trang trại gia đình họ Cao thì được biết con gái lớn của họ là Cao Thúy Lan đã bị bắt cóc. Và tên bắt cóc còn để lại lời nhắn cầu hôn.

Sau khi điều tra, Tôn Ngộ Không đã tìm được kẻ đứng sau vụ này chính là Trư Bát Giới. Ngộ Không và Bát Giới đã đánh nhau. Nhưng đến cuối, Bát Giới lại phát hiện ra rằng đây là đồ đệ của Tam Tạng, người mà Quan Thế Âm đã chỉ định để Bát Giới đi theo phò tá. Nên đã nhanh chóng quy phụng trở thành nhị đồ đệ của Đường Tăng và theo ông đi Tây Trúc thỉnh kinh.

Kể từ đó về sau Trư Bát Giới luôn ỉ nại, đẩy việc trừ yêu diệt ma cho Tôn Ngô Không nên độc giải chỉ thấy được một Lão Trư lười nhát, không những vô dụng mà còn rất biết cách ăn hại.

Vậy bản lĩnh thực sự của Trư Bát Giới ra sao?

Tây du ký: Điều đáng tiếc nhất về Trư Bát Giới - Ảnh 2.

Trư Bát Giới lúc đầu là Thiên Bồng Nguyên Soái

Trư Bát Giới lúc đầu là Thiên Bồng Nguyên Soái, là người chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở thiên đình. Y đã học được 36 phép thiên cang (có bản dịch thiên cương) trong 108 phép thiên cương địa sát. Tuy số lượng chỉ bằng một nửa 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không nhưng uy lực không hề thua kém.

Về binh khí, Bát Giới xử dụng cây Đinh ba (có bản dịch là bồ cào) này được Thái Thượng Lão Quân đích thân dùng Thần Băng Thiết luyện 49 ngày âm dương, mượn nguyên thần của Ngũ Đế 5 phương gia trì và nguyên linh của Cửu Thiên Ứng mà rèn thành.

Trong đó, 9 chiếc răng cưa của Đinh ba được làm bằng ngọc dưới Cửu tuyền, trên cán khắc 5 chòm sao quý đủ 4 mùa 8 tiết. Những chiếc răng trên Đinh ba có độ dài ngắn khác nhau tượng trưng cho đất và trời.

Khi kết hợp cùng 36 phép thiên cang, người sử dụng vũ khí này trở thành thiên hạ vô song. Đây chính là lý do vì sao khi đi thỉnh kinh lúc vũ khí của ba đồ đệ bị trộm, yêu quái lại chỉ mở Đinh ba yến, chứ không phải là tiệc Kim cô yến. Qua đó có thể thấy được sự lợi hại của binh khí này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được chiếc Đinh ba này bởi đây là món quà Thái Thượng Lão Quân làm riêng cho Thiên Bồng Nguyên Soái.

Tây du ký: Điều đáng tiếc nhất về Trư Bát Giới - Ảnh 3.

Nhiều người thấy tiếc nuối khi trong tiểu thuyết không thể chứng kiến Trư Bát Giới thi triển hết uy lực của 36 phép thiên cang. Ảnh: Sohu

Dựa theo cấp bậc của Đạo gia, Thiên Bồng Nguyên Soái giữ địa vị rất cao, là thủ lĩnh của Tứ Thánh Bắc Cực, dưới trướng còn có vài chục mãnh tướng. Nắm thiên hà (hệ ngân hà), thống lĩnh 8 vạn thủy binh bảo vệ thiên cung, thực lực ngang ngửa Na Tra Thái tử.

Có thể thấy trước khi gặp sự cố bị đày xuống hạ giới, Trư Bát Giới là một vị thần ở tiên giới, có quyền cao trức trọng, có bản lĩnh cao cường nên mới được Thái Thượng Lão Quân ưu ái tặng cho binh khí lợi hại. Tuy nhiên, sau khi bị đầu thai thành nửa người nửa heo ở dưới hạ giới, người ta không còn thấy được vẻ đạo mạo và khí chất phi phàm của một vị tiên gia, mà giờ chỉ là một kẻ lười biếng, ham ăn khiến nhiều người coi ông là một kẻ ăn hại, bất tài vô dụng.