Thực tế, nhiều dòng smartphone hiện đại ngày nay đang khiến một bộ phận người dùng "la ó" vì nhiều mặt trái đáng kể như gây ra chứng nghiện điện thoại, hoặc làm nhiều người lo ngại rằng chúng "kiểm soát quá nhiều" cuộc sống riêng tư của họ.
Để khắc phục thế nan giản này, hãng công nghệ Mudita của Ba Lan đã ra mắt một chiếc điện thoại đi theo chủ nghĩa tối giản tên là Mudita Pure. Nói một cách tổng quát thì Mudita Pure chỉ có các chức năng cơ bản bao gồm nghe gọi, nhắn tin, giắc cắm tai nghe và pin có thể kéo dài đến hai tuần.
Màn hình kích cỡ 600 x 480, mật độ điểm ảnh 270 ppi của Mudita Pure không khác nhiều so với những chiếc máy đọc sách như Kindle mà nhiều người hay sử dụng hàng ngày. Ý tưởng dùng màn hình e-ink giúp mọi thứ trên màn hình dễ đọc, ngay cả dưới ánh nắng mặt trời. Cùng lúc, nó giảm thiểu lượng ánh sáng xanh gây ảnh hưởng tới mắt người, gây rối loạn giấc ngủ dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thân máy trong một thiết kế màu trắng hoàn toàn, nó trông giống như một chiếc điện thoại Nokia trước khi sơn. Mudita Pure cũng không có trình duyệt, và cũng không có khả năng cài ứng dụng.
Mudita Pure tối giản theo phong cách "loạt cái không"
Dòng máy này không hề có kết nối dữ liệu, không có camera, không chơi được các game cổ điển trên đó. Nhìn chung, nếu so sánh thì tính năng của nó không khác gì chiếc Nokia 3310 cổ điển, nhưng mức giá của nó lại cao đến bất ngờ gây ra luồng tranh cãi dữ dội.
Tờ Wall Street Journal đưa tin: "Vì mục đích tạo ra dòng điện thoại tối giản, Mudita Pure được xem như một sự đối lập với các smartphone đầy màu sắc, đa chức năng và gây nghiện mà Mudita tin rằng, chúng đang có quá nhiều quyền kiểm soát đối với cuộc sống hiện đại. Nước đi này của công ty Mudita có thể đã đúng về việc smartphone đang xâm chiếm quá nhiều cuộc sống người dùng trong thời đại hiện nay, nhưng họ lại đặt ra mức giá cao đến vô lý cho sản phẩm của mình".
Nếu xét về mặt chức năng và công dụng, chiếc điện thoại Mudita Pure chẳng khác gì một chiếc Nokia 3310 trước đây, thế nhưng Mudita Pure lại có giá đến 369 USD.
Thậm chí, một số người nhận định, mức giá này cao hơn rất nhiều các smartphone giá rẻ hiện nay, nó cũng đắt hơn nhiều smartphone tầm trung như Pixel 4a hay OnePlus Nord N10 5G. Trong khi đó thời điểm còn được lưu hành, Nokia 3310 chỉ có giá khoảng 15 USD, nghĩa là chưa bằng 1/20 giá của Mudita Pure.
Để gỡ rối khuất mắc gây tranh cãi này, Petter Neby, nhà sáng lập và là CEO của hãng Punkt Tronics AG, một startup điện thoại tối giản của Thụy Sĩ lại cho rằng, có những chi tiết và khác biệt giữa chiếc Nokia 3310 của năm 2000 với những điện thoại tối giản hiện nay.
Theo ông, các điện thoại phổ thông của năm 2000 được thiết kế theo hướng nhồi nhét nhiều tính năng vào trong một hệ điều hành có nhiều hạn chế và vì vậy, chúng vẫn đi theo "triết lý của sự thừa thãi". Trong khi đó các điện thoại tối giản hiện đại, ví dụ như chiếc MPO2 của hãng Punkt (cũng có giá đến 349 USD) được cho đã loại bỏ các tính năng gây xao lãng, ngay cả khi hệ điều hành có thể đảm nhiệm được nhiều hơn thế.
Nói tóm lại, mục đích của Mudita khi tạo ra chiếc điện thoại này cũng đơn giản, một là khiến con người bớt quay cuồng trong thế giới ảo của mạng xã hội và những ứng dụng trên smartphone, và thứ hai là giảm thiểu tác động của sóng viễn thông khi dùng điện thoại hàng ngày lên cơ thể.
Điện thoại tối giản cũng là một ý tưởng tuyệt vời bởi vì nó mà chúng ta có thể làm với việc ngoại tuyến nhiều hơn. Nhưng khi bạn hoàn toàn lấy đi kết nối từ thiết bị chính của mình, nó có xu hướng đưa ra các rào cản hơn là giải quyết các vấn đề.