Vào mùa hè năm 2020, khi đại dịch hoành hành, lây nhiễm cho hơn 200.000 người mỗi ngày trên toàn cầu, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla và Giám đốc điều hành BioNTech Uğur Şahin đã lên một chiếc máy bay điều hành đến vùng nông thôn đồi núi Klosterneuburg, Áo. Điểm đến của họ là một cơ sở sản xuất nhỏ nằm ở bờ Tây sông Danube có tên Polymun Scientific Immunbiologische Forschung. Nơi này có nhiệm vụ giúp công ty sản xuất càng nhiều hạt nano lipid càng tốt cho vaccine Covid-19 mới của họ.
Vaccine Pfizer-BioNTech đã được thiết kế với công nghệ RNA thông tin hướng dẫn hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại coronavirus. Nhưng để đưa nó vào tế bào người một cách an toàn, mRNA cần được bao bọc trong các mảnh chất béo siêu nhỏ được gọi là lipid.
Tuy nhiên, câu chuyện về cách Moderna, BioNTech và Pfizer quản lý để tạo ra hệ thống phân phối quan trọng này chưa bao giờ được kể. Đó là một câu chuyện phức tạp liên quan đến 15 năm chiến đấu pháp lý kèm với những lời buộc tội phản bội và lừa dối. Điều rõ ràng là khi nhân loại cần một cách cung cấp mRNA đến các tế bào của con người để ngăn chặn đại dịch, thì chỉ có một phương pháp đáng tin cậy, nhưng nó không phải là một phương pháp có nguồn gốc từ Pfizer, Moderna, BioNTech hay bất kỳ các công ty vaccine lớn nào khác.
Các hãng dược phẩm Pfizer hay Moderna dự đoán sẽ đạt doanh thu hàng chục tỷ USD trong năm 2021, nhờ thắng lợi từ kinh doanh vaccine mRNA chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, cả hai rất khó có được trái ngọt ngày hôm nay, nếu không dùng công nghệ của nhà khoa học Ian MacLachlan. Thế nhưng, Ian MacLachlan chả bao giờ được trả phí, công lao một cách thỏa đáng.
Xét về mặt kỹ thuật, công đoạn khó khăn nhất của vaccine dùng công nghệ mRNA nằm ở việc đưa phân tử chứa đoạn mã này an toàn vào tế bào cơ thể người mà không bị phá hủy hay tác động nào khác. Chúng cũng cần được thiết kế để sao cho vẫn đủ hiệu quả tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể người dù bị bao bọc bởi các lớp bảo vệ.
"Toàn bộ nền tảng của công nghệ này không phải nằm ở việc xây dựng phân tử mRNA, công đoạn này quá dễ. Vấn đề là làm sao để đưa phân tử mRNA vào tế bào người và tác động đến hệ miễn dịch", CEO Albert Bourla của Pfizer từng thừa nhận.
Theo thông tin từ Pfizer thì vaccine của hãng này đã sử dụng những mảnh chất béo siêu nhỏ (Lipid) để bao bọc lại phân tử mRNA. Nhưng kỹ thuật, nguồn gốc của công nghệ bao bọc bằng Lipid này lại chẳng được tiết lộ. Còn Moderna cũng rất cẩn trọng trong việc tuyên bố dùng kỹ thuật phân phối mới cho công nghệ mRNA.
Ở đây, điểm chung của các hãng này đó là, thay vì trả tiền bản quyền hay công nhận người phát minh ra nó, Pfizer lại tham gia cuộc chiến pháp lý kéo dài 15 năm với vô vàn tranh cãi, cùng những câu chuyện phức tạp đằng sau công nghệ phân phối này, còn Moderna cũng từng mắc phải các vụ kiện tương tự nhưng bị trì hoãn kéo dài, và chi phí kiện tụng ngày càng tăng khiến câu chuyện chưa đến ngả ngủ.
Tạp chí Forbes đưa ra bằng chứng mới về chủ nhân công nghệ dùng bọc Lipid cho phân tử mRNA
Để làm rõ câu chuyện này, chứng minh ai mới thực sự là người hùng đứng sau công nghệ phân phối vaccine mRNA, tạp chí Forbes đã thực hiện cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng. Sau đó, tạp chí này kết luận rằng, hiện nay chỉ có một phương pháp duy nhất khả thi đó là dùng bọc Lipid cho phân tử mRNA. Công nghệ này chả được các công ty nào phát minh cả, bao gồm Pfizer, Moderna hay cả BioNTech.
Forbes khẳng định, người đầu tiên được cho là phát minh ra phương pháp phân phối này thuộc về nhà khoa học ít tên tuổi Ian MacLachlan, quốc tịch Canada. Ông MacLachlan vốn từng là giám đốc phòng nghiên cứu của 2 công ty nhỏ, Protiva Biotherapeutics và Tekmira Pharmaceuticals. Tại đây ông MacLachlan cùng các đồng nghiệp đã phát minh ra kỹ thuật bọc Lipid mà các hãng dược đang sử dụng ngày nay.
"Tôi đọc báo và thấy tin tức về vaccine ở khắp mọi nơi. Tôi có thể khẳng định rằng những vaccine mRNA hiện nay đang dùng công nghệ do chúng tôi phát triển", ông MacLachlan chia sẻ.
Có một sự thật trớ trêu đó là, các ông lớn như Moderna, BioNTech và Pfizer sẽ đạt doanh số bán vaccine đến 45 tỷ USD trong năm 2021, nhưng họ chẳng trả cho MacLachlan một đồng nào cả về tiền bản quyền công nghệ. Mọi thứ vô lý tới mức khi các hãng dược nhỏ khác như Gritstone Oncology lại chấp nhận sáng chế công nghệ này của MacLachlan, và trả cho hãng Protiva-Tekmira của MacLachlan mức 5-15% tổng doanh số bán vaccine dùng công nghệ này.
Tuy nhiên, bất chấp sự chối bỏ ở trên, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho thấy vaccine sản xuất bởi Pfizer hay Moderna đã dùng công nghệ Lipid tương tự như những gì mà nhóm của ông MacKachkan đã phát minh.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tạo ra một công thức mới từ 4 loại Lipid đã được cấp bằng sáng chế. Quy trình này được thực hiện với Ethanol và một thiết bị kết nối chữ T vô cùng đơn giản, hiệu quả.
Điều tra của Forbes cho thấy trong nhiều năm, Moderna đã tuyên bố rằng họ dùng công nghệ riêng của mình để đưa phân tử mRNA vào tế bào người. Thế nhưng khi thí nghiệm trên chuột với vaccine ngừa Covid-19, hãng lại dùng thành phần công thức của 4 loại Lipid với tỷ lệ tương tự như kỹ thuật của MacLachlan.
Phía Moderna cho biết vaccine trong giai đoạn thử nghiệm có công thức khác với sản phẩm đưa ra ngoài thị trường. Tuy vậy các hồ sơ pháp lý của Moderna cho thấy, sản phẩm của họ vẫn dùng 4 loại Lipid giống như kỹ thuật của MacLachlan nhưng với sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ, dù thay đổi này không được hãng công khai.
Câu chuyện với Pfizer và BioNTech cũng tương tự khi FDA cho thấy họ cũng dùng 4 loại Lipid với tỷ lệ gần giống như những gì MacLachlan đã đăng ký.
Nếu được Moderna và Pfizer đối đãi phải phép như Gritstone Oncology, chắc chắn MacLachlan có thể thu về đến 6,75 tỷ USD tiền bản quyền chỉ riêng trong năm 2021. Tuy nhiên, còn một sự thật khắc nghiệt khác đó là, để nhằm mục đích tháo bỏ mọi rào cản về thủ tục, bản quyền bằng sáng chế giúp tăng tốc tiêm chủng, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi từ bỏ bản quyền vaccine, thế nên con đường mong được công nhận và được trả phí bản quyền của MacLachlan ngày càng xa vời.
Hàng loạt vụ kiện tụng cùng các tranh cãi về kỹ thuật mới đã khiến MacLachlan chán nản, từ bỏ hãng Tekmira vào năm 2014, bản thân MacLachlan đã bán toàn bộ cổ phần trong công ty.
"Tôi đã kiệt sức và mất tinh thần ở thời điểm đó", MacLachlan nhớ lại.
Dù chán nản nhưng MacLachlan lại thừa hiểu không phải Pfizer hay Moderna mà chính ông cùng những người đồng nghiệp mới là anh hùng thực sự của thế giới.
"Có những đội ngũ đã hy sinh nhiều thứ trong cuộc đời họ để phát triển thành công kỹ thuật này. Họ đã đem cả trái tim và tâm hồn mình cho việc nghiên cứu nó. Những con người này làm việc vô cùng vất vả và đã cống hiến hết mình cho công nghệ mới này", ông MacLachlan thừa nhận.
Sau khi MacLachlan bỏ cuộc vào năm 2014, các vụ kiện tụng vẫn diễn ra nhưng chẳng có bên nào thực sự chiến thắng. Điều trớ trêu là việc vaccine ngừa Covid-19 dùng công nghệ mRNA lại không nằm trong văn bản thỏa thuận cuối cùng về bản quyền.
MacLachlan nhận xét: "Tôi xem tin tức, và 50% trong số các sản phẩm đó là vaccine, nó có ở khắp mọi nơi, và tôi chả nghi ngờ gì về vaccine này đang sử dụng công nghệ mà chúng tôi đã phát triển". MacLachlan đã cho thấy thực tế rằng, trong số hàng tỷ USD rơi vào túi lớn của các hãng dược phẩm từ vaccine mRNA COVID-19 – tên của ông đã bị chối bỏ và ông không nhận được khoản bồi thường nào cho đóng góp của mình. Trong khi đó, CEO Stéphane Bancel của Moderna đã trở thành tỷ phú vào tháng 4 /2020 năm ngoái nhờ vaccine.
Tuy nhiên, MacLachlan tuyên bố: "Tôi chắc chắn cảm thấy mình đã có một sự đóng góp. Tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn".
Thậm chí, Tạp chí Forbes cho biết hãng Moderna đã sử dụng chiêu trò khi đệ đơn kiện lên Văn phòng quản lý sáng chế và thương hiệu Mỹ (PTO) để vô hiệu hóa hàng loạt bằng sáng chế có liên quan đến kỹ thuật của MacLachlan, qua đó đưa vaccine vào thí nghiệm và sản xuất.
Sau khi vaccine của Pfizer và Moderna được thông qua, chuyên gia nghiên cứu về công nghệ mRNA là ông Frew Weissman của trường đại học Pennsylvania cũng đã đăng bài khẳng định sản phẩm này có dùng công nghệ tương tự với của MacLachlan.