Bí ẩn về thảm họa chìm tàu ngầm Pháp tại Vịnh Cam Ranh
Theo các tài liệu ít ỏi điều tra vụ tai nạn tàu ngầm Phénix ở Cam Ranh thì vào ngày hôm đó, tàu ngầm Phénix thực hiện cuộc diễn tập tấn công dưới mặt nước, nhưng sau đó con tàu đã biến mất một cách bí ẩn.
Vào ngày 15/6/1939 tại Vịnh Cam Ranh đã xảy ra sự kiện tàu ngầm Phénix của Pháp gặp sự cố khiến con tàu bị chìm và kéo theo thủy thủ đoàn 71 người. Con tàu đang trong một cuộc diễn tập được cho là không có gì quá phức tạp, cũng như không phải là trong tình huống chiến đấu. Ảnh: TheArchive.
Mọi nỗ lực cứu hộ trong những ngày sau đó hoàn toàn vô vọng, nguyên nhân vụ tai nạn chìm tàu ngầm này cũng không bao giờ được công bố bởi đơn giản người ta cũng không rõ chuyện gì đã xảy ra. Ảnh: TheArchive.
Tàu ngầm Phénix là một trong 31 tàu ngầm tuần tra đại dương lớp Redoutable của Hải quân Pháp được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đây được xem là lớp tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Pháp thời bấy giờ, được đánh giá là đáng tin cậy, tầm hoạt động xa và có hỏa lực mạnh mẽ. Ảnh: TheArchive.
Ngày 5/11/1928 con tàu bắt đầu được đóng tại thành phố Nantes thuộc Pháp, tàu hạ thủy vào ngày 12/4/1930. Phénix chính thức được đưa vào biên chế ngày 21/10/1932 với số hiệu Q157. Ảnh: TheArchive.
Trọng tải khi nổi của con tàu là khoảng 1.570 tấn, khi lặn là khoảng 2.080 tấn, độ dày của vỏ tàu khoảng 16 mm. Tàu Phénix được thiết kế có chiều dài 92.3 m, rộng 8.2 m, độ mớn nước là 4.7 m. Ảnh: TheArchive.
Con tàu sử dụng 2 động cơ diesel với tổng công suất là khoảng 6.000 mã lực và 2 động cơ phát điện có tổng công suất là khoảng 2.000 mã lực. Nhờ vậy mà Phénix có thể đạt tốc độ là 17.5 hải lý khi nổi và 10 hải lý khi lặn. Ảnh: TheArchive.
Tầm hoạt động khi nổi của tàu ngầm Phénix là khoảng 14.000 hải lý nếu đi với tốc độ 7 hải lý một giờ và khi lặn là khoảng 100 hải lý nếu đi với tốc độ 5 hải lý một giờ. Ảnh: TheArchive.
Con tàu ngầm này có tốc độ lặn nhanh khi chỉ cần 50 giây có thể để đạt đến độ sâu lớn nhất mà tàu có thể lặn là 80 m. Vũ khí chính của tàu được trang bị là 1 khẩu hải pháo cỡ 100 mm, 1 súng máy nòng đôi cỡ 13.2 mm, 9 ống phóng ngư lôi cỡ 550 mm, 2 ống phóng ngư lôi cỡ 400 mm. Ảnh: TheArchive.
Vào ngày 4/11/1938 thuyền trưởng Bouchacourt cùng con tàu đã rời Toulon để lên đường tới Việt Nam (lúc này vẫn còn là thuộc địa của Pháp) để tăng cường cho lực lượng hải quân Pháp tại vùng Viễn Đông. Ảnh: TheArchive.
Ngày 15/12/1938 tàu ngầm Phénix cập bến ở khu vực nay thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Vào ngày 15/6/1939, chiếc tàu tham gia diễn tập tấn công dưới mặt nước cùng tàu ngầm L'Espoir mang số hiệu Q167 và tàu tuần dương Lamotte-Picquet tại vùng biển vịnh Cam Ranh. Ảnh: TheArchive.
Sau diễn tập chiếc tàu ngầm L'Espoir nổi lên nhưng chiếc tàu Phénix thì không. Các hoạt động tìm kiếm nhanh chóng được triển khai. Vào cuối ngày 15/6/1939, người Pháp đã phát hiện ra được một vết dầu diesel trên biển. Ảnh: TheArchive.
Ngày hôm sau một chiếc thủy phi cơ Loire 130 đã phát hiện được khu vực tàu ngầm Phénix chìm cách Vịnh Cam Ranh khoảng 15km về phía Đông Bắc ở bãi cát có độ sâu 92m. Sau đó các hoạt động trục vớt được tiến hành với sự tham gia của lực lượng hải quân Pháp và một số tàu của lực lượng hải quân Mỹ xuất phát từ Philippines. Ảnh: TheArchive.
Nhưng do độ sâu của chiếc tàu chìm vượt quá tầm với của tàu cứu hộ ở thời đó, nên không thể trục vớt được. Vào ngày 5/7/1939, người Pháp đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm trên khu vực tàu chìm. Ảnh: TheArchive.
Toàn bộ thủy thủ đoàn được xác định là đã chết, còn nguyên nhân thì người ta không thể đưa ra được. Có những giả thuyết cho rằng, khi lặn xuống các thủy thủ đã sơ suất không đóng kín cửa, hoặc có thể xảy ra một vụ nổ bên trong khiến con tàu chìm chỉ trong ít phút. Ảnh: TheArchive.
Sau đó khoảng vài tháng chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ khiến vụ tai nạn chìm dần vào quên lãng. Vụ tai nạn đã khiến cho 71 người trên chiếc tàu ngầm này thiệt mạng, hiện vẫn chưa có nguyên nhân chính thức cho vụ chìm tàu này. Ảnh: TheArchive.