Trong vụ thử tên lửa lớn đầu tiên trong vòng vài tháng gần đây, Triều Tiên đã trình diễn thành công khả năng của một tên lửa hành trình tầm xa mới vào rạng sáng ngày 13/9. Ảnh: KCNA.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) có trụ sở tại Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa này là "vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng", bay được 1.500 km trước khi đánh trúng mục tiêu và rơi xuống lãnh hải của nước này. Ảnh: KCNA.
Ngay sau đó nhiều chuyên gia phân tích phương Tây đã suy đoán rằng, các tên lửa mới của Triều Tiên có thể được dùng làm phương tiện vận chuyển đầu đạn hạt nhân, điều này sẽ làm phức tạp cho các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ và các đối tác trong khu vực. Ảnh: KCNA.
Triều Tiên trước đó đã chứng tỏ sự tiến bộ lớn trong việc phát triển tên lửa hành trình vào năm 2017, với các cuộc thử nghiệm cuối cùng của hệ thống Kumsong-3 trước khi nó đi vào hoạt động. Ảnh: KCNA.
Kumsong-3 là một tên lửa chống hạm nhỏ được triển khai các đầu đạn thông thường, có khả năng thực hiện các thao tác điều khiển điểm tham chiếu phức tạp và tấn công với độ chính xác cao. Ảnh: KCNA.
Triều Tiên đã giảm thử tên lửa kể từ năm 2017 và vụ thử tên lửa hành trình mới đây chỉ là vụ thử vũ khí chiến lược thứ hai kể từ đó. Lần đầu tiên là vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukkuksong-3 vào đầu tháng 10/2019. Ảnh: KCNA.
Vũ khí mới thử nghiệm của Triều Tiên được xem như tên lửa hành trình, có vai trò chiến lược và có thể đóng vai trò bù đắp đáng kể cho lực lượng không quân hạn chế của nước này. Ảnh: KCNA.
Tên lửa hành trình có khả năng tấn công chính xác, được xem như là một giải pháp thay thế phù hợp và hiệu quả hơn so với việc mua máy bay chiến đấu tấn công từ nước ngoài. Ảnh: KCNA.
Do tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn nhỏ hơn tên lửa đạn đạo, điều này đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể của lĩnh vực quốc phòng Triều Tiên trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân. Ảnh: KCNA.
Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ vụ thử vũ khí mới, nêu rõ: "Triều Tiên và Mỹ đã chiến tranh về mặt lý thuyết trong hơn 70 năm qua và Mỹ luôn phản đối mạnh mẽ bất kỳ bước đi nào của Bình Nhưỡng nhằm hiện đại hóa khả năng quân sự của mình. Ảnh: KCNA.
Vụ thử tên lửa hành trình mới được KCNA cho biết là do Học viện Khoa học Quốc phòng thực hiện. Vụ thử có ý nghĩa chiến lược, giúp nước này sở hữu một phương tiện răn đe hiệu quả khác để đảm bảo an ninh cho quốc gia. Ảnh: KCNA.
KCNA cho biết thêm, những hình ảnh về tên lửa mới được công bố được xem là một bước phát triển về kỹ thuật, Triều Tiên đã tạo ra thứ vũ khí đáng tin cậy hơn và có thể giúp răn đe các hoạt động diễn tập quân sự của các thế lực thù địch. Ảnh: KCNA.
Phương tiện phóng được cho là bắt nguồn từ phương tiện từng sử dụng cho các hệ thống pháo tên lửa được công bố vào năm 2019. Khả năng trong tương lai các tên lửa hành trình tiên tiến này sẽ được triển khai từ tàu ngầm hoặc thậm chí từ máy bay. Ảnh: KCNA.
Jeffrey Lewis, một nhà nghiên cứu tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí James Martin, tuyên bố liên quan đến vụ thử vũ khí: “Đây là một hệ thống khác được thiết kế để bay dưới các radar phòng thủ tên lửa của đối phương”. Ảnh: KCNA.
Vụ thử diễn ra ngay sau lễ kỷ niệm quốc khánh ở Triều Tiên vào ngày 9/9 và có khả năng các cuộc thử nghiệm vũ khí tiếp theo sẽ diễn ra trong những tháng tới, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến lược, một loại vũ khí chưa được thử nghiệm kể từ tháng 11.2017. Ảnh: KCNA.