Vào năm 1479 trước Công nguyên, đó chính là chương trình của một trong những lễ hội hoang tàn nhất của Ai Cập cổ đại: "Lễ hội say xỉn", với ý nghĩa kỷ niệm sự cứu rỗi linh hồn của con người. Các nhà khảo cổ cho biết họ đã tìm thấy giữa đống đổ nát trong ngôi đền ở Luxor bằng chứng cho thấy, buổi lễ được diễn ra hằng năm, bao gồm sex, chất kích thích và thứ âm nhạc "rock 'n' roll" cổ đại.
Tác giả nghiên cứu Betsy Bryan tại Đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết: "Chúng ta đáng nói về một lễ hội mà ở đó mọi người cùng đến với nhau để say xỉn, thực sự là say bí tỉ không biết một tí gì cả".
Cuộc khai quật ngôi đền đã làm lộ ra ngọn đuốc của lễ hội, gắn liền với Hatshepsut, người vợ và là chị em với vua Thutmose II. Sau khi vua Thutmose II qua đời vào năm 1479 trước Công nguyên, Hatshepsut đã trị vì Tân vương quốc Ai Cập trong 20 năm và ngọn đuốc đã được dựng lên dưới thời trị vì của bà.
Một trong những chữ khắc được tìm thấy ở ngôi đền nói về một chi tiết "du lịch qua đầm lầy" của lễ hội - một cách nói lóng về quan hệ tình dục của người Ai Cập cổ đại. Mối liên quan đến sex càng được củng cố bằng hình vẽ graffiti miêu tả đàn ông và phụ nữ ở các tư thế khác nhau.
Lễ hội còn đặt ra quy luật chọn ra vài người luôn tỉnh táo để làm "tài xế" cho những người say. Vào buổi sáng hôm sau, các nhạc sĩ đi lại đánh trống để đánh thức những kẻ tham dự cuộc vui.
Nhưng mọi người không chỉ đến đó để mua vui. Lễ hội diễn ra vào tháng đầu tiên của năm, sau đợt lũ đầu tiên của sông Nile do nữ thần chiến tranh đầu sư tử Sekhmet tạo ra. Theo truyền thuyết, vị thần khát máu Sekhmet gần như tiêu diệt hết cả loài người, nhưng thần mặt trời Re đã lừa bà ta uống rất nhiều bia có màu đỏ tươi khiến thần Sekhmet tưởng là máu. Đến khi Sekhmet say xỉn, bà bị biến thành một nữ thần tử tế hiền lành tên là Hathor và nhân loại được cứu rỗi.
Bryan cho biết đỉnh điểm của lễ hội là khi những người đánh trống đánh thức người tham dự. Mục tiêu cuối cùng của sự say xỉn là để nhìn thấy và được tiếp xúc với vị thần. Đó là khi người Ai Cập sẽ cầu xin nữ thần bảo vệ dân chúng khỏi bị hiểm nguy. Đó là một lời yêu cầu cho cả cộng đồng chứ không phải mang tính cá nhân.
Phát hiện tại đền cũng trùng với các ghi chép lịch sử về các lễ hội say xỉn vào thời kỳ Hy Lạp - La Mã của Ai cập. Tác giả Herodotus đã ghi lại vào năm 440 trước Công nguyên rằng những lễ hội như vậy thu hút được tới 700.000 người. Tại đó, những cô gái say xỉn còn phơi bày thân thể trước những người có mặt. Rượu nho được tiêu thụ trong lễ hội này nhiều hơn tất cả thời gian còn lại trong năm.