Trước những lùm xùm liên quan đến câu chuyện pháp lý của một số nghệ sĩ gần đây, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
- Thú thật, tôi khá buồn vì thời gian qua, giới nghệ thuật biểu diễn xảy ra quá nhiều lùm xùm. Chuyện của một số cá nhân vô tình làm cho giới nghệ sĩ bị vạ lây. Chưa bao giờ, công chúng lại mất lòng tin ở nghệ sĩ nhiều đến thế và cũng chưa bao giờ giới nghệ sĩ lại dễ bị tổn thương đến thế.
Tôi hiểu ý của câu hỏi là nhắc đến chuyện một số sao Việt và nghệ sĩ gửi đơn đến cơ quan chức năng để bảo vệ danh dự cho mình. Sự việc này như tôi đã phát biểu, đó là việc làm chính đáng và cần thiết. Bất kỳ ai đều có thể nhờ pháp luật can thiệp để bảo vệ mình một cách chính đáng, thay vì đôi co qua lại trên mạng xã hội.
Sứ mệnh của người nghệ sĩ là mang đến cho cuộc đời những giá trị "chân – thiện – mỹ". Cứ đôi co qua lại trên mạng, vừa không giải quyết được tận cùng sự việc, vừa tạo ra một môi trường không văn minh – lành mạnh. Người ta "ném" cho mình 10 câu, mình ném lại 8 câu, rồi lời qua tiếng lại thành "phơi bày" khuyết điểm của chính mình.
Tôi rất mong những lùm xùm nhanh chóng khép lại bằng những giải pháp hợp tình, hợp lý. Dù là chuyện đời tư hay chuyện từ thiện thì cũng không nên gây xáo trộn cho xã hội, cộng đồng… nhất là khi dịch Covid-19 vẫn đang căng thẳng.
Sắp tới đây, khi bộ Quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ được ban hành, tôi cũng mong các hội nghề nghiệp sẽ đưa ra được những quy tắc cụ thể để nhắc nhở và quản lý nghệ sĩ. Đã đến lúc, chúng ta cần phải đưa mọi thứ vào khuôn khổ để xây dựng một môi trường lành mạnh hơn và thanh lọc dần những thành phần không phù hợp.
- Trong việc này, khi mọi sự trắng đen vẫn chưa rõ ràng thì nói gì lúc này cũng đều rất nhạy cảm. Tôi không đứng về phía nghệ sĩ, cũng không đứng về một bộ phận cộng đồng. Cái gì đúng thì mình nhận, cái gì sai thì mình phê phán.
Có điều rằng, những lùm xùm liên quan đến giới nghệ sĩ kéo dài đã khiến cho đời sống xã hội trở xuất hiện nhiều luồng dư luận tiêu cực. Chính những ý nghĩ tiêu cực này làm cho lòng tin bị xói mòn và nhiều giá trị bị đảo lộn.
Theo tôi, đã làm nghệ sĩ thì cần phải có khán giả. Một khi mà khán giả đã mất lòng tin thì mình sẽ rất khó khăn trong việc tìm lại chỗ đứng trong nghệ thuật. Người ta có thể bỏ qua cho mình một lần, hai lần… nhưng không thể bỏ qua nhiều lần.
Nhiều người trẻ hoạt động nghệ thuật ngày nay hơi ảo tưởng về sức mạnh của mình. Họ tự "cài đặt" mình theo một chế độ đặc biệt, không ai được đụng vào. Họ chỉ thích khen mà không thích chê, ai chê lại phản ứng gay gắt. Họ bỏ qua mất sức mạnh của cộng đồng và ngồi lên trên tiếng nói của cộng đồng. Tôi thấy việc này không đúng chút nào.
- Tôi nghĩ điều này rất đúng. Cuộc chiến pháp lý để làm rõ đúng – sai trong những sự việc lùm xùm liên quan đến từ thiện hoặc lối sống của từng cá nhân là chuyện đương nhiên. Nhưng một cuộc chiến quan trọng hơn đó là phải giành lại được lòng tin của khán giả, công chúng. Một khi khán giả mất lòng tin thì có nói hay đến mấy họ cũng không nghe cả. Nghệ sĩ có làm tốt đến mấy cũng không được ghi nhận. Và tôi nghĩ, cuộc chiến thứ hai sẽ là một quá trình chứ không phải chỉ bằng đôi ba lời nói.
Bên cạnh đó, sản phẩm nghệ thuật hay thôi chưa đủ, lối sống và hành vi ứng xử cũng là một thước đo để khán giả đặt lòng tin vào nghệ sĩ. Bởi thế, ngoài việc nâng cao ý thức làm nghề, nghệ sĩ cũng cần phải cẩn trọng trong mọi hành vi ứng xử. Sự chân thành và trung thực luôn là cốt lõi của mọi lòng tin.
- Cái mất mà chúng ta nhìn thấy đầu tiên đó là lòng tin của một bộ phận công chúng đối với từng cá nhân nghệ sĩ. Cái mất thứ hai đó là những chuyện đau đầu và thị phi mà nghệ sĩ phải đối diện. Cái mất thứ ba là thời gian và tiền bạc vì theo phải đuổi sự việc đến cùng sau khi gửi đơn tố cáo. Cái mất thứ tư là những hợp đồng kinh doanh, quảng cáo, sự kiện…Và cuối cùng, nếu sự việc có được giải quyết theo hướng nghệ sĩ trong sạch thì cũng sẽ có những tổn thương không dễ xoá trong những năm tháng làm nghề.
Trong cuộc chiến pháp lý này, nếu nghệ sĩ thắng kiện thì danh dự được củng cố, niềm tin của công chúng dành cho họ sẽ gấp đôi. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để lấy lại những hợp đồng kinh tế mà họ đã đánh mất. Và quan trọng là vị thế của họ cũng sẽ được nhìn nhận khác đi.
- Bộ Quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ được soạn thảo với mục đích nhằm nâng cao ý thức và hành vi của nghệ sĩ trong quá trình làm nghề. Bộ Quy tắc này yêu cầu các nghệ sĩ phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động nghệ thuật và đời sống xã hội. Ngoài ra, 5 điều quy định rõ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, ứng xử với công chúng, ứng xử trong công tác xã hội và ứng trên báo chí – truyền thông – mạng xã hội.
Đây là "barem" mà các nghệ sĩ phải nhìn vào để điều chỉnh lại hành vi ứng xử của mình chứ không phải quy định mang tính pháp lý để có chế tài xử phạt. Trong bộ Quy tắc này, việc giữ gìn đạo đức, hình ảnh, tác phong, uy tín phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá được nhấn mạnh. Có thể, bộ Quy tắc này không thể triệt để 100% nhưng cũng sẽ là nền cơ sở để giản bớt các lùm xùm trong giới nghệ thuật biểu diễn.
- Thời gian qua, chúng ta đề cập khá nhiều đến khái niệm "thanh lọc" hay "phong sát". Việc này tôi nghĩ là cần thiết, nhất là khi giới nghệ thuật biểu diễn đang tồn tại nhiều bất cập, tai tiếng. Tuy nhiên, bất kỳ sự thanh lọc nào cũng phải có quá trình và phải được xem xét đựa trên thực tế chứ không phải muốn là được. Đặc thù của hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở mỗi nước một khác, văn hoá cũng khác. Chúng ta luôn chủ trương nhắc nhở, giáo dục một cách nhân văn để giúp mọi người thay đổi chứ không phải gây cản trở trong sáng tạo nghệ thuật.