Ông là một nhà khoa học xã hội uyên bác trong rất nhiều lĩnh vực như: Triết học, đạo đức học, văn học, nghệ thuật, văn hóa, xã hội… rồi nghiên cứu và giới thiệu thơ văn, viết về các danh nhân, nhà văn hóa...
GS Vũ Khiêu còn là một nghệ sĩ sáng tác một thứ văn chương bác học rất đặc biệt, tức là có thể sáng tác thơ Đường, văn phú, văn tế, văn bia, câu đối… Những mảng sáng tác này rất khó, đòi hỏi phải có một vốn Hán học uyên thâm, am tường niêm luật.
Mỗi từ trong câu đối là cả một trời điển tích ẩn phía sau
Nếu nói về tài sáng tác câu đối của GS Vũ Khiếu thì tôi đã được vinh hạnh chứng kiến ngòi bút đa tài, sâu sắc và cực kỳ ứng biến rất linh hoạt nơi ông. Năm 2006, một hôm ông gọi điện cho tôi hỏi một chuyện khá gấp do hôm đó là sinh nhật bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước. Bà Bình năm đó bước vừa sang tuổi 80. Vì là năm chẵn nên gia đình có tổ chức buổi tiệc mừng sinh nhật cho bà tại một khách sạn ở phố Trần Quốc Toản, Hà Nội. GS Vũ Khiêu điện hỏi tôi: Tối nay cháu có đi mừng sinh nhật cô Nguyễn Thì Bình không? Nếu có đi thì qua đón bác cùng đi.
Tôi trả lời rằng: cháu không được cô Bình mời, nhưng sếp Tổng biên tập của cháu vừa gọi cho cháu lúc chiều, nói cháu thay mặt anh ấy đi dự vì anh kẹt công chuyện trong đó nên không thể ra Hà Nội kịp để chúc mừng cô. Vậy cháu sẽ qua bác đón bác ngay bây giờ được không, vì cũng sắp đến giờ rồi?
Ông hỏi tiếp: Theo cháu, bác nên mua quà mừng cô Bình cái gì được nhỉ? Tôi nói: Cháu cũng chưa nghĩ ra. Nhưng theo cháu, bác nên mừng cô Bình đôi câu đối là ý nghĩa nhất và cũng sẽ giá trị nhất về mặt tinh thần, không dễ gì mà có được.
Chắc đúng suy nghĩ của ông nên giọng ông tươi hẳn lên: Có lẽ thế cháu nhỉ ! Để bác nghĩ chút xem có cái tứ nào ý nghĩa không đã. Thôi, thế này, cứ xem đó là phương án 1. Giờ cháu cứ qua nhà đón bác rồi bác sẽ tính tiếp kẻo muộn.
Trên đường từ cơ quan tôi ở phố Tây Sơn tới nhà ông là phố Vạn Bảo cũng chỉ 5km. Đi xe ôtô cũng chỉ gần nửa giờ dù đang là lúc tan tầm. Tôi rẽ vội vào một cửa hàng bán sâm Hàn Quốc gần cơ quan để mua và sau đó tiện đường mua cả hoa tươi ngay bên phố Kim Mã gần nhà GS. Nhưng có lẽ cũng không quá dăm bảy phút tại 2 điểm cả thảy. Thời gian quả là chỉ có vậy. Thế nhưng tôi đã thật bất ngờ bởi những con chữ Việt sắc, gọn qua cây bút lông của GS, tấm lụa ấy đã lên những con chữ cuối cùng của đôi câu đối. Nó đã được ông viết gần xong khi tôi bước vào nhà ông.
Với tôi, đó là một báu vật giúp tôi vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp. Ông viết: "Gian nan Trời thử sức - Nhân nghĩa Phật đền công".
Chỉ có 14 chữ nhưng tôi thấy trong ấy hàm chứa tất cả cái thần của một nhân vật lịch sử, một nữ tướng ngoại giao lẫy lừng trên bàn đàm phán 4 bên tại Hội nghị Paris về Hòa bình tại Việt Nam với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Câu đối có được cả truyền thống của một gia đình yêu nước (ông ngoại của bà là cụ Phan Châu Trinh, nhà cải cách theo phong trào Duy Tân với bút hiệu Phan Tây Hồ).
Câu đối GS viết: "Nam quốc riêng gì trai dũng lược - Tây Hồ còn đó gái Anh Thư".
Theo ông, vế thứ nhất, ông muốn nói, trên đất nước Việt Nam này không chỉ có nam giới mới là những người thao lược và dũng cảm. Còn ở vế thứ hai, ngoài ẩn ý nói tới truyền thống gia đình ông ngoại bà, GS còn có ý nhắc tới một tích xưa, liên quan đến phụ nữ Việt Nam, đó là Hai Bà Trưng khi xưa cũng từng đánh giặc ngoại xâm ở địa danh Tây Hồ... Còn từ Gái Anh Thư thì đó là từ chỉ người phụ nữ tài năng xuất chúng. Bà là một phụ nữ rất thông minh và làm ngoại giao thì thật xuất chúng.
Thật là ý tại ngôn ngoại và hàm chứa đầy nội dung trong đó.
Nhận xét về đôi câu đối này, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ có nói rằng: Câu đối của cụ Vũ Khiêu tải ý nghĩa tiềm ẩn của một người am tường cổ văn. Hai chữ "Nam quốc" nghĩa hiển lộ là "nước Nam" nhưng cũng là chỉ miền Nam đất nước. Nguyễn An Ninh (bố) và Nguyễn An Khương (ông nội) là những nhà cách mạng, yêu nước chống Pháp quê ở Gia Định.
Như vậy, câu trên ngầm chỉ bên nội và câu dưới là chỉ bên ngoại…
Câu đối sau 10 phút suy nghĩ
Đầu năm 2009, vào dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, tôi có lại thăm GS Vũ Khiêu. GS thấy tôi liền hỏi ngay chuyện vừa mới xảy ra như một tai nạn nghề nghiệp của tôi, rồi GS an ủi rất tình cảm, khiến tôi vô cùng cảm động. Trước ông, tôi cũng tâm sự thật lòng rằng việc cháu đã làm có thể có chút sai sót nghiệp vụ. Thế nhưng cháu không hề ân hận và còn tự hào bởi những gì đã làm với góc độ đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người làm báo…
Ông tâm tình: "Nhiều người họ đến với bác, thường muốn được bác cho chữ, cho câu đối. Có người thì bác có thể tặng ngay được, nhưng cũng có nhiều trường hợp phải khất, phải cáo lỗi bởi không phải dễ mà nghĩ cho phù hợp với người ta. Nếu mình không hiểu rành rẽ về họ và đặc biệt là phải có cảm xúc thực sự mới viết được".
Rồi ông hỏi tiếp: "Cháu có muốn bác tặng cháu câu đối không?". Tôi thật cảm kích và thật lòng bày tỏ cùng ông rằng tôi rất mong có được đặc ân ấy mà vì là chỗ con cháu trong họ nên không dám ngỏ lời đó thôi. Thật không ngờ, chỉ sau chưa tới 10 phút suy nghĩ, một tấm giấy dó với đôi câu đối thơm mùi mực của ông đã trao cho tôi, thật quý giá vô cùng! Với tôi, đó là một báu vật giúp tôi vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp. Ông viết: "Gian nan Trời thử sức - Nhân nghĩa Phật đền công".