Bí mật chuyện tình nữ tướng Việt “đi guốc ngà” cưỡi voi xung trận
Cùng chung chí hướng diệt thù, phục quốc, Trưng Trắc và Thi Sách nên duyên vợ chồng. Dân gian vẫn lưu truyền chuyện Trưng Vương nhường công giết hổ cho chồng. Cái chết của Thi Sách, thù nước nợ nhà đã thổi bùng quyết tâm chống giặc của Hai Bà.
Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Ảnh: Tư liệu
Hai Bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi dưỡng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, truyền lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Ảnh: Tư liệu
Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên, cũng là người quật cường và giàu lòng yêu nước. Nghe tiếng hai chị em, chàng tìm đến Mê Linh. Hai Bà Trưng vốn biết vài điều về Thi Sách nên đón tiếp niềm nở. Ảnh: Tư liệu
Cùng chung chí hướng, Thi Sách và Trưng Trắc nên duyên vợ chồng. Cuộc hôn nhân này tập hợp thế lực hai miền đất nước, gia tăng sức mạnh chống ách đô hộ. Ảnh: Tư liệu
Dân gian vẫn tồn tại câu chuyện nàng Trưng Vương nhường công giết hổ cho chồng. Đó là lần cùng vào rừng săn bắn. Đang đi, một con hổ từ bụi rậm lao ra, chàng Thi nhẩy xuống ngựa, rút gươm chiến đấu với ác thú. Ảnh: Tư liệu
Trong lúc người và vật đáng quần nhau, Trưng Trắc rút một mũi phi tiêu phóng trúng mắt hổ. Thấy con thú khựng lại, Thi Sách đâm liền hai nhát kiếm, giết chết chúa son lâm. Trưng Trắc chạy tới, ngầm rút mũi phi tiêu ra khỏi mắt hổ, kín đáo dành trọn công giết hổ cho chồng. Ảnh: Tư liệu
Với chính sách cai trị hà khắc, nhà Đông Hán, đại diện là viên Thái thú Tô Định vô cùng bạo ngược, tham lam. Tận mắt chứng kiến hình ảnh ấy, Hai Bà Trưng cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa. Đánh hơi thấy cặp vợ chồng Trưng Trắc và Thi Sách đang ngầm phát triển lực lượng, Tô Định ngầm sai một cánh quân mai phục bên đường. Khi Thi Sách vô tình một mình đi qua, bị phục binh. Tuy có sức khỏe và giỏi võ nghệ, nhưng “mãnh hổ nan địch quần hồ”, chàng đã bị chúng sát hại. Ảnh: Tư liệu
Thù chồng, nợ nước, bà Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay) với lời thề sắt son trước giờ xuất binh:“Một xin rửa sạch nước thù/Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng/Ba kẻo oan ức lòng chồng/Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. Ảnh: Tư liệu
Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các lạc hầu, Lạc tướng và những người yêu nước ở khắp các thị, quận cùng đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Ảnh: Tư liệu
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão. Ảnh: Tư liệu
Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, thu toàn bộ lãnh thổ nước Việt, đánh bại âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc buộc Tô Định phải bỏ chạy về nước. Ảnh: Tư liệu
Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Trưng Trắc lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Ảnh: Tư liệu
Nhà Hán thấy vậy thì tức tối. Tháng 1/42, Mã Viện, tướng nhà Hán tiến đánh vào kinh đô nước Việt. Hai Bà Trưng cùng nhân dân quyết tâm đánh lại quân nhà Hán và quân Hán đánh trả quyết liệt. Trước sức mạnh của kẻ thù, Hai Bà đã tự gieo mình xuống Hát Giang tử tiết vào ngày 6/2/43. Ảnh: Tư liệu
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà sử học Lê Văn Hưu viết: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…”. Ảnh: Tư liệu