Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Phùng Quang Thắng-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho hay, Hội nghị "Du lịch xanh - xanh" lần này là sự tiếp nối của hội nghị cùng tên từng diễn ra đầu tháng 10 vừa qua, nhưng làm rõ hơn các nội dung, điều kiện của các tỉnh, thành phố trong việc hỗ trợ, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để triển khai hoạt động du lịch. Trong đó, các địa phương, đơn vị lữ hành tập trung thảo luận 5 nhóm vấn đề: Thị trường du lịch an toàn, tuyến điểm an toàn, chuỗi dịch vụ an toàn, tổ chức điều hành tour an toàn, kiểm soát du lịch an toàn.
"Để thực hiện hoạt động du lịch an toàn, cần có sự nhận định vấn đề theo góc nhìn dài hạn. Qua đó tạo sự thích ứng với du lịch an toàn. Do đó, cần có góc nhìn khách quan, sát với thực tế để triển khai công việc một cách khả thi. Để sống chung với dịch bệnh, chúng ta cần có sự thích ứng phù hợp. Hoạt động du lịch bình thường mới sẽ được chia thành hai giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn đầu tiên là thời gian chúng ta khôi phục trong mùa dịch. Sau đó là giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, trước mắt cần khôi phục du lịch sau khi khống chế được đại dịch. Việc chấp nhận sống chung với dịch bệnh có nhiều thuận lợi do chúng ta đã có độ phủ vắc xin cao. Đây là điều kiện thuận lợi để khôi phục du lịch trong tình hình mới. Việc xét nghiệm nhanh cho người dân và khách du lịch cũng là yếu tố thuận lợi để ngành du lịch trở lại hoạt động", ông Phùng Quang Thắng cho hay
Trên góc độ đánh giá doanh nghiệp, ông Phùng Quang Thắng cho rằng: "Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt tài chính và nguồn lực. Do đó, nhiều doanh nghiệp tỏ ra cân nhắc trong mọi hoạt động của mình. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thể hiện quyết tâm cao trong quá trình khôi phục của cá nhân doanh nghiệp, từ đó hướng tới sự khôi phục chung cho toàn ngành.
Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động khôi phục du lịch an toàn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là sự phối hợp của nhiều địa phương. Do đó, cần xây dựng những quy định chung trong tổ chức hoạt động du lịch an toàn. Việc xây dựng các tiêu chí chung là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để áp dụng các tiêu chí vào thực tiễn là điều không dễ dàng. Do đó, các doanh nghiệp rất quan tâm đến kế hoạch, công tác triển khai các bộ tiêu chí trong điều kiện thực tiễn.
Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Văn Ngọc -Trưởng phòng quản lí du lịch Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang cho rằng: "Bắc Giang đánh giá rất cao các hoạt động của Hội Du lịch Lữ hành Hà Nội với mục tiêu xây dựng hoạt động du lịch an toàn. Các nội dung về thị trường an toàn và dịch vụ an toàn là hai yếu tố mà tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn cho đón khách du lịch đến các cái điểm của tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho đón khách du lịch với điều kiện khách phải tiêm 2 mũi được 14 ngày và test nhanh , xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ.
Bắc Giang hiện nay có sản phẩm du lịch là vùng cây ăn quả của Lục Ngạn. Vườn cây ăn quả Lục Ngạn có sản lượng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với trên 28.000 ha cây ăn quả.
Do đó, UBND huyện Lục Ngạn đã lập danh sách kết hợp với 10 hợp tác xã du lịch cộng đồng để triển khai các hoạt động phục hồi, phát triển du lịch. Trong thời gian tới, Bắc Giang mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Lữ hành Hà Nội để xây dựng sự phát triển bền vững, tạo điều kiện cho Bắc Giang và các doanh nghiệp lữ hành về khảo sát và sau đó là có thể là đưa khách du lịch về Bắc Giang trong thời gian tới".
Bà Phan Hồng Châu - Giám đốc công ty cổ phần du lịch và dịch vụ Hy vọng chia sẻ: "Là doanh nghiệp có truyền thống trong ngành du lịch và bán vé máy bay. Công ty đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như: thị trường du lịch an toàn, địa điểm du lịch an toàn, các chuỗi du lịch an toàn, vận hành du lịch an toàn và những người kiểm soát du lịch làm sao cho an toàn. Để thích ứng với đại dịch covid và tình hình bình thường mới thì các hãng hàng không đã sẵn sàng vào cuộc từ ngày1/10.
Việc các đường bay dân được mở cửa trở lại là tín hiệu tích cực với ngành hàng không. Những quy định cơ bản về thông điệp 5K, tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm nhanh... là những yếu tố cần được kiểm soát trên mỗi chuyến bay. Việc khai báo y tế trên sổ sức khỏe điện tử sẽ tiết kiệm thời gian trong quá trình di chuyển của du khách. Doanh nghiệp mong muốn nhận được sự hỗ trợ, cập nhật thông tin nhanh và chính sác về từng chuyến bay trong tình hình mới. Đây sẽ là nguồn hỗ trợ lớn giúp các doanh nghiệp tiếp cận thông tin và xấy dựng kế hoạch cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp mình".
Cũng tại hội nghị, ông Hồ Đức Phú- Giám đốc chi nhánh của Hanoitourist tại TP.Hồ Chí Minh, đã đặt ra nhiều câu hỏi. Du lịch an toàn đối với các sản phẩm miền cần có những ví dụ cụ thể. Có thể kể đến như Hanoitourist hiện đang bán các sản phẩm về Phú Thọ, hay tour du lịch Đường Lâm.
Vậy có thể cụ thể hóa bằng những sản phẩm khác mang tính chất liên kết rộng hơn các tỉnh thành khác. Các doanh nghiệp du lịch tại Sài Gòn rất quan tâm chi tiết về các sản phẩm để phục vụ tốt nhất, cũng như thông tin đến cho du khách. Bên cạnh đó, các đơn vị tại Sài Gòn còn quan tâm tới các tour đi Đông Bắc và Tây Bắc. Các tỉnh như Hà Giang, Điện Biên đã sẵn sàng đón khách nhưng để đến được Hà Giang, Điện Biên thì phải qua các tỉnh như Tuyên Quang, Thái Nguyên...vậy tại các chốt của những tỉnh đó có gặp khó khăn gì không? vấn đề quét mã code QR thế nào? sẽ cần giấy xét nghiệm thời gian bao nhiêu, tiêu chí đi qua chốt ra sao?
Vấn đề thứ ba ông Hồ Đức Phú muốn nói đó là các đơn vị du lịch miền Nam quan tâm là vấn đề kết nối giữa các đơn vị ở trong Nam và miền Bắc. Các đơn vị miền Nam mong muốn được tiếp cận với nhiều thông tin của các tour, điểm du lịch đang được triển khai hoạt động tại miền Bắc. Các thông tin về sản phẩm du lịch an toàn cũng những chính sách, tiêu chí của từng địa phương sẽ giúp các đơn vị kinh doanh lữ hành miền Nam nắm được thông tin và xây dựng hướng phát triển phù hợp trong tình hình mới"