Nhà Tần là triều đại phong kiến vô cùng đặc biệt trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Đây là triều đại đầu tiên hình thành vương triều thống nhất và thúc đẩy sự hình thành Trung Hoa và có ảnh hưởng sâu sắc đến quốc gia sau này.
Vào thời nhà Tần, lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng chưa từng có. Tần Thủy Hoàng đã lãnh đạo và mở mang đất nước bằng tài lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, sự phát triển Tần Thủy Hoàng không kéo dài lâu.
Sau khi con trai Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi (Tần Nhị Thế) lên ngôi, ông đã áp đặt sự cai trị hà khắc và tăng cường bóc lột người dân. Điều này trực tiếp gây ra sự sụp đổ của nhà Tần.
Là người sống sót sau nhiều biến cố lịch sử, Triệu Đà (Triệu Vũ Vương) khi lên làm vua đã chịu ảnh hưởng của chế độ nhà Tần. Điều này được thấy rõ nhất trong quy mô và cách bố trí lăng tẩm sau khi chết của ông.
Theo các chuyên gia, Triệu Vũ Vương chuẩn bị lăng tẩm cho mình giống với Tần Thủy Hoàng. Sau khi Triệu Đà mất, hàng chục ngôi mộ đã được xây dựng. Đồng thời vào ngày an táng, có tới 4 nhóm khiêng quan tài cùng xuất phát và tiến về 4 hướng. Điều này đã khiến cho mộ của Triệu Đà trở thành bí mật suốt hàng ngàn năm.
Vào năm 1983, một đội xây dựng ở Quảng Châu đã tình cờ phát hiện ra một lăng mộ bí ẩn. Khu mộ nằm dưới lòng đất 17 mét, chủ nhân của ngôi mộ là cháu nội của Triệu Đà, tên là Triệu Mạt. Khi lên ngôi, Triệu Mạt xưng là Triệu Văn Đế hay Triệu Văn Vương.
Khi các nhà khảo cổ bước vào, họ nhìn thấy lăng mộ được bao quanh bởi những bức tranh đầy màu sắc và nhiều di vật bao gồm đồ đồng, đồ gốm, vàng và ngọc cùng những bảo vật quý hiếm khác.
Sau khi điều tra, các chuyên gia thống kê có hơn 10.000 di vật văn hóa đã được chôn cất trong lăng mộ và một số rất quý hiếm. Ngôi mộ cổ sau hai nghìn năm vẫn chưa bị mất trộm. Khám phá này vì vậy trở nên vô cũng ý nghĩa đối với giới khảo cổ.
Cũng trong năm đó, các chuyên gia thành phố Quảng Châu, Trung Quốc đã đưa ra quyết định quan trọng "xây dựng Bảo tàng Đặc biệt tại chỗ và bảo vệ các di tích văn hóa trưng bày trên các ngôi mộ cổ". Mục đích của việc làm này là để bảo vệ kịp thời các di vật tại khu di tích. Phương án thiết kế đã được thực hiện trong nhiều năm.
Ngày nay, bảo tàng được xếp vào danh sách đơn vị bảo vệ trọng điểm quốc gia và là bảo tàng hạng nhất quốc gia, đồng thời trở thành điểm tham quan du lịch lịch sử và văn hóa thu hút khách tham quan.
Triệu Văn Đế hay Triệu Văn Vương, húy Triệu Mạt, có khi phiên âm là Triệu Muội, còn gọi là Triệu Hồ, là vị vua thứ hai nhà Triệu nước Nam Việt, cháu nội của Triệu Đà, lên ngôi năm 137 TCN. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Triệu Hồ sinh năm 175 TCN, mất năm 124 TCN, là con của Triệu Trọng Thủy - con trai Triệu Đà và con rể An Dương Vương. Trọng Thủy mất trước Triệu Đà nên Triệu Hồ được chọn làm người kế vị vua Nam Việt.