An ninh lương thực là một mối quan tâm hàng đầu khi dân số toàn cầu tăng lên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên lại ngày càng cạn kiệt. Vì thế, các giải pháp thông minh để canh tác hiệu quả hơn, cây trồng bền vững, năng suất cao, đóng gói và bảo quản thực phẩm an toàn hơn là điều cần thiết. Trong đó, Israel được xem là quốc gia sở hữu hàng loạt bằng sáng chế công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp khiến thế giới phải đáng nể. Và dưới đây là 6 cách chính mà Israel giúp cải thiện nền nông nghiệp thế giới.
Mặc dù khái niệm tưới nhỏ giọt đã có từ trước trước khi nhà nước Israel ban bố, nhưng nó đã được kỹ sư nước ngoài người Israel Simcha Blass cách mạng hóa nổi bật, đúng trọng tâm vào những năm 1960 và tiếp tục sau đó, công nghệ này đã có mặt trong chuyển đổi ngành nông nghiệp trên toàn cầu.
Điển hình là công ty Netafim nổi tiếng thế giới (được định giá 1,5 tỷ đô la vào năm 2017 ) gây chú ý với hệ thống Ống tưới xả chậm Blass, và cùng các doanh nghiệp tưới nhỏ giọt và tưới vi mô khác của Israel đã cùng nhau tạo ra các giải pháp tưới tiêu công nghệ cao được sử dụng trên toàn thế giới.
Ngoài ra, còn có một ví dụ về cách tưới nhỏ giọt của Israel đã tác động đến nguồn cung cấp lương thực ở nước ngoài là Tipa (Drop) - một bộ dụng cụ cho phép tưới bằng trọng lực khi không có áp lực nước ở các vùng nông thôn. Bộ Ngoại giao Israel đã cung cấp bộ dụng cụ Tipa cho hàng trăm doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, trang trại ở Senegal, Kenya, Nam Phi, Benin và Niger.
Bởi thực tế cho thấy, trung bình 70% lượng nước trên thế giới dành cho việc tưới tiêu, một phần do một số khu vực vẫn sử dụng phương pháp tưới tiêu cũ lãng phí. Các công ty công nghệ nông nghiệp của Israel như CropX, Saturas, Manna và SupPlant giúp khách hàng trên toàn thế giới thực hiện các chương trình tưới nhỏ giọt hiệu quả để sử dụng ít nước hơn, và sản xuất ngày càng nhiều cây trồng tốt hơn.
Khoảng một phần ba lượng thực phẩm được sản xuất cho con người trên toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí mỗi năm. Ở các nước có thu nhập thấp, hầu hết tổn thất đó xảy ra trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của chuỗi sản xuất nông nghệp. Một vấn đề là phần lớn ngũ cốc và hạt mới thu hoạch bị sâu bệnh và nấm mốc làm hỏng trước khi đưa ra thị trường.
Vì thế, bao GrainPro do Israel thiết kế cung cấp một cách đơn giản và rẻ tiền cho nông dân châu Phi và châu Á để giữ cho ngũ cốc tươi ngon trên thị trường. Những chiếc bao túi khổng lồ được phát minh bởi cố vấn công nghệ thực phẩm quốc tế, Giáo sư Shlomo Navarro, giúp ngăn nước và không khí ra ngoài. Chúng được sử dụng ở khoảng 100 quốc gia, bao gồm cả ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông, Châu Á.
Ngoài ra, công ty Amaizz có trụ sở tại Tel Aviv giải quyết vấn đề cho nông dân Ấn Độ và châu Phi cận sa mạc Sahara khi làm khô các loại ngũ cốc như ngô vốn dễ bị nhiễm nấm độc, cũng như bị côn trùng và các động vật khác phá hủy. Amaizz cung cấp các thiết bị sấy khô, khử trùng và lưu trữ theo mô-đun điện hoặc năng lượng mặt trời được bảo vệ để ngăn ngừa sâu bệnh và ngăn ngừa nấm.
Xoài mang lại kế sinh nhai cho hàng nghìn nông dân ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều người trồng xoài ở Ấn Độ, châu Mỹ và Tây Phi đã từ bỏ nghề trong vài năm qua với tỷ lệ cao, do nhiều loài ruồi giấm phá hoại.
Tuy nhiên, tình hình đó đã được đảo ngược đáng kể nhờ một sản phẩm mới từ Biofeed của Israel, một công ty khởi nghiệp nổi tiếng trong số sáu công ty khởi nghiệp trong chương trình Cầu nối đổi mới Ấn Độ-Israel năm 2018.
Dòng mồi nhử hữu cơ không phun thuốc, thân thiện với môi trường được dùng để tiêu diệt những con ruồi nhỏ bé. Biofeed đã giúp làm giảm tổng thể sự lây nhiễm của ruồi đục quả xoài từ 95% xuống còn dưới 5% trong một thử nghiệm thí điểm với nông dân trồng xoài Ấn Độ, trong khi một chương trình thử nghiệm ở Togo đã cho thấy có sự giảm lây nhiễm ở các khu vực khác nhau từ tỉ lệ 88-95%.
4. Số hóa nền nông nghiệp
Lĩnh vực công nghệ nông nghiệp đang phát triển vượt bậc tại Israel bao gồm hơn 450 công ty cung cấp các giải pháp công nghệ thu thập, và phân tích dữ liệu tiên tiến để canh tác hiệu quả và cho ra năng suất cao hơn. Dưới đây chỉ là 3 ví dụ về các công ty công nghệ nông nghiệp của Israel có các giải pháp được sử dụng phổ biến trên toàn cầu:
AgriTask cho phép nông dân tích hợp tất cả dữ liệu nông nghiệp của họ từ nhiều nguồn (hình ảnh, trạm thời tiết, cảm biến tại hiện trường, v.v.) trên một nền tảng kỹ thuật số, có thể truy cập thông qua ứng dụng di động.
Hay công ty Croptimal cung cấp các giải pháp xét nghiệm chính xác trong thời gian thực đối với mô thực vật, đất và nước trên đồng ruộng, giảm đáng kể quy trình phân tích tiêu chuẩn từ 10 ngày xuống dưới một giờ. Còn công ty khởi nghiệp Prospera tạo ra một hệ thống canh tác kỹ thuật số thu thập, số hóa và phân tích một lượng lớn dữ liệu để giúp người trồng kiểm soát và tối ưu hóa hệ thống sản xuất và trồng trọt.
Các trang trại không thể xuất khẩu trừ khi họ tuân thủ các quy định phức tạp và thường xuyên thay đổi của chính phủ các quốc gia ở các quy định về nước, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, điều kiện an toàn và lao động.
Vì thế, Hệ thống quản lý trang trại AKOLogic dựa trên dữ liệu đám mây từ nền tảng Kiến thức Nông nghiệp Trực tuyến (AKOL) đã cung cấp cho nông dân các hướng dẫn quy định được cập nhật liên tục trên một bảng điều khiển duy nhất. Nếu khách hàng muốn xuất khẩu bán hàng tại Walmart, AKOLogic sẽ tự động áp dụng các quy định liên quan của Hoa Kỳ cho kế hoạch phát triển, sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống cũng giúp nông dân quản lý tài nguyên, quy trình hành chính và chức năng hàng ngày với lịch, danh sách kiểm tra, báo cáo, bản đồ và lưu trữ tài liệu kỹ thuật số. Các hợp tác xã canh tác có thể sử dụng nền tảng này để hỗ trợ và quản lý những người trồng trọt thành viên.
Các công ty công nghệ nông nghiệp số bao gồm Hof Hasharon Dairy Farm, SAE Afikim (Afimilk) và SCR Precise Dairy ở Israel đều tạo ra các hệ thống tiên tiến để quản lý, giám sát và cho ăn được sử dụng tại các trang trại bò sữa trên toàn thế giới. Còn công ty MiRobot tạo ra các hệ thống vắt sữa bằng robot cho phép các quy trình vắt sữa diễn ra đồng đều, hiệu quả về chi phí, an toàn vệ sinh hơn.
Trong 10 năm qua, các nước châu Á bao gồm Việt Nam và Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc thành lập các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, và họ học hỏi rất nhiều vào kinh nghiệm, chuyên môn và thiết bị của Israel để thực hiện.