Dân Việt

Kinh hoàng dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963

T.B 04/11/2021 08:31 GMT+7
Chỉ trong vài phút, toàn bộ thị trấn Longarone bị nhấn chìm. Chỉ trong một đêm, hơn 2.000 người đã thiệt mạng vì dòng nước khủng khiếp.
Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 1.

Vào ngày 9/10/1963 một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra tại Italia, một dòng nước khủng khiếp đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng. Đáng chú ý, thảm họa này phát sinh từ sai lầm của con người. Ảnh: Pinterest

Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 2.

Câu chuyện bắt đầu từ Diga del Vajont, con đập được xây trên hẻm núi Vaiont nhằm cung cấp năng lượng thủy điện cho miền Bắc Italia. Con đập có chiều cao 267 mét tính từ mặt nước sông, đáy rộng 23 mét, dung tích hồ chứa được tạo ra là gần 30.000 m2 nước. Ảnh: Pinterest

Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 3.

Đầu tháng 10/1963, khu vực đập Diga del Vajont đã hứng chịu nhiều trận mưa rất lớn. Đến tối ngày 9/10, các khối đất ướt bắt đầu dịch chuyển và một trận lở đất cực lớn ập xuống từ ngọn núi phía trên đập. Ảnh: Pinterest

Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 4.

Vụ lở đất mang theo một khối đất đá cực lớn lao xuống hồ chứa. Tác động từ đống đất đá này đã tạo ra một con sóng thần khủng khiếp. Ảnh: Pinterest

Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 5.

Các công nhân sống bên cạnh con đập đã bị cuốn trôi ngay tức thì. Sóng tràn qua đập rồi đổ xuống sông Piave bên dưới. Dòng nước khổng lồ tràn vào thị trấn Longarone. Ảnh: Pinterest

Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 6.

Chỉ trong vài phút, toàn bộ thị trấn bị nhấn chìm. Gần 2.000 người dân của thị trấn này đã chết. Luồng nước tiếp tục chảy về San Martino, khiến thêm hàng trăm người khác thiệt mạng. Ảnh: Pinterest

Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 7.

Sau thảm họa, Mario Pancini, kỹ sư của dự án Diga del Vajont đã bị tòa án đã triệu tập để trả lời các vấn đề liên quan đến địa chất của con đập. Ông này đã tự sát trước khi hầu tòa. Ảnh: Pinterest

Kinh hãi dòng nước khổng lồ khiến 2.000 người Italia thiệt mạng năm 1963 - Ảnh 8.

Những khảo sát sau đó cho thấy, dù được xây dựng rất kiên cố, vị trí của đập Diga del Vajont là một lựa chọn tồi tệ, vì hẻm núi Vaiont thuộc một khu vực địa chất bất ổn của dãy Alps. Ảnh: Pinterest