Dân Việt

Hồi ức về những tổ phục vụ của Hà Nội thời bao cấp

Duy Ngọc 07/11/2021 10:18 GMT+7
Trong những năm tháng thiếu thốn, khó khăn vì đất nước còn chiến tranh, hai miền chia cắt, người Hà Nội vẫn bình thản, thương yêu nhau, sống vô tư, mọi sinh hoạt vẫn êm đềm…

Thập niên 60-70 của thế kỷ trước, nhiều khu phố ở Thủ đô có sáng kiến thành lập những tổ phục vụ. Không thể phủ nhận hình thức này đã góp phần tích cực không nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt đời thường cho một bộ phận dân cư. Chỉ cần tận dụng miếng đất bỏ hoang độ chục mét vuông đầu ngõ, người ta sẽ dựng lên một ngôi nhà đơn sơ từ mấy cột bương, vách ốp phên nứa, cót ép, mái lợp giấy dầu - đó là "dinh cơ" khiêm tốn của tổ phục vụ.

Hồi ức về những tổ phục vụ của Hà Nội thời bao cấp - Ảnh 1.

Cô mậu dịch viên thời bao cấp được cho là người có nhiều quyền lực.

Mô hình đặc biệt

Việc đầu tiên mà tổ phục vụ phải chuẩn bị là chiếc bếp lò đun than xây bằng gạch đỏ thật chắc chắn. Nhân sự cỡ khoảng 3-4 người, đa phần là có tuổi và đã nghỉ chế độ sẽ được tuyển chọn trong tổ dân phố. 

Tiêu chuẩn "ứng cử" và "tuyển dụng" cũng khá ngặt nghèo, thường trong tổ phục vụ phải có một người là Tổ phó hoặc Tổ trưởng dân phố. Tiêu chuẩn thứ hai là thành viên tổ phục vụ phải từng kinh qua các công việc như cấp dưỡng, làm việc tại công ty ăn uống, bán hàng thực phẩm ở mậu dịch…

Khi loa truyền thanh trên cột điện đầu ngõ phát ra tiếng nhạc thể dục thì cũng là lúc bếp lò của tổ phục vụ đỏ lửa. Những gộc củi to liên tục được đưa vào, bên trên là những bánh than bén lửa đỏ rực, khói tỏa mịt mù khắp ngõ. Một người sẽ có nhiệm vụ dùng quạt nan quạt cho lửa bốc to lên. Sau đó, một thùng nhôm khoảng 50 lít sẽ được đặt lên bếp, công việc bắt đầu.

Trên đường phố, xe đạp và người đi bộ xuất hiện mỗi lúc một đông. Những chiếc xích lô chở hàng đầy ắp, bác xe liên tục lắc chuông để xua nhóm học sinh đang đi bộ dưới lòng đường tránh lên vỉa hè. Từ trong ngõ, người ta bắt đầu lục tục ra tổ phục vụ. Họ sẽ xách theo 1-2 phích nước và chờ đợi quanh bếp lò. Hình ảnh thường ngày này đã trở thành nếp sinh hoạt của dân Thủ đô, khi mà dầu hỏa mua theo tiêu chuẩn hộ gia đình hàng tháng không đủ để dùng thì mọi người đành mua nước sôi về nấu ăn để tiết kiệm một phần nhiên liệu.

Trên đường phố, xe đạp và người đi bộ xuất hiện mỗi lúc một đông. Những chiếc xích lô chở hàngTrên đường phố, xe đạp và người đi bộ xuất hiện mỗi lúc một đông. 

Những chiếc xích lô chở hàng đầy ắp, bác xe liên tục lắc chuông để xua nhóm học sinh đang đi bộ dưới lòng đường tránh lên vỉa hè. 

Từ trong ngõ, người ta bắt đầu lục tục ra tổ phục vụ. Họ sẽ xách theo 1-2 phích nước và chờ đợi quanh bếp lò. 

Hình ảnh thường ngày này đã trở thành nếp sinh hoạt của dân Thủ đô, khi mà dầu hỏa mua theo tiêu chuẩn hộ gia đình hàng tháng không đủ để dùng thì mọi người đành mua nước sôi về nấu ăn để tiết kiệm một phần nhiên liệu.đầy ắp, bác xe liên tục lắc chuông để xua nhóm học sinh đang đi bộ dưới lòng đường tránh lên vỉa hè. Từ trong ngõ, người ta bắt đầu lục tục ra tổ phục vụ. 

Họ sẽ xách theo 1-2 phích nước và chờ đợi quanh bếp lò. Hình ảnh thường ngày này đã trở thành nếp sinh hoạt của dân Thủ đô, khi mà dầu hỏa mua theo tiêu chuẩn hộ gia đình hàng tháng không đủ để dùng thì mọi người đành mua nước sôi về nấu ăn để tiết kiệm một phần nhiên liệu.

Khi thùng nước trên bếp lò bắt đầu sôi ùng ục, một bà có tuổi sẽ làm nhiệm vụ múc nước đổ vào từng phích. Giá mỗi phích nước rất rẻ, chỉ độ 1 xu. Khách đến mỗi lúc một đông, ấy là những người mang tem phiếu đến tổ phục vụ nhờ mua thực phẩm như nước mắm, bánh mì, đậu phụ, dầu hỏa...

Bà trưởng nhóm ngồi trước bàn nhận tiền, cắt ô phiếu, ghi tên vào sổ. Tổ phục vụ lúc bây giờ kiêm luôn cả dịch vụ đáp ứng nhu cầu của những người neo đơn hàng ngày phải đi làm cơ quan, xí nghiệp nên không có điều kiện và thời gian xếp hàng mậu dịch. Công xá cũng không đáng là bao, mọi thỏa thuận dựa trên tinh thần phục vụ là chính.

Hồi ức về những tổ phục vụ của Hà Nội thời bao cấp - Ảnh 3.

Xế trưa, các bà trong tổ bắt đầu quay sang nấu ăn cho một vài người đăng ký bữa trưa. Không gian chật hẹp chỉ kê vừa một chiếc bàn gỗ dài chừng 2 mét với 2 băng ghế cho khách ngồi ăn. Khách ăn trưa phải mang theo gạo, thường là 2,5 lạng gạo gói trong chiếc khăn mùi xoa hoặc miếng vải, kèm theo 2 hào tiền thức ăn và công xá. Các bà sẽ đặt gạo lên cân rồi đổ vào rá.

Cũng có những khách vãng lai đến ăn cơm trưa ở tổ phục vụ, vì là người lạ nên họ sẽ phải nộp tem gạo nhiều hơn kèm theo 3 hào cho suất ăn. Những khách này đa phần là dân lao động bốc vác bến xe, tàu hỏa, người đạp xích lô, hay bán hàng dạo… 

Chiếc tủ kính đựng thức ăn được kê ngay mặt tiền của quán, nhìn vào cũng chỉ có 5- 6 món bình dân. Một chậu nhôm đựng lòng lợn xào dưa, một khay đậu phụ tẩm hành, đĩa tép khô, tô lạc rang mỡ, xoong chuối đậu nấu ốc, vại thủy tinh dưa cà và nồi canh rau ngót nấu suông…

Hồi ức về những tổ phục vụ của Hà Nội thời bao cấp - Ảnh 4.

Những tài sản quý nhất thời bao cấp.

Kỷ niệm một thời

Ông giáo Lâm năm nay đã ngoài 80 tuổi. Gần 50 năm trước, ông thường xuyên ăn cơm tổ phục vụ vì vợ con đều ở dưới quê. Sống mỗi mình nên thổi nấu lách cách, ăn cơm tháng lại không đủ tiền, trong khi mức lương giáo viên tiểu học có hơn 40 đồng/tháng mà phải gửi về quê nuôi vợ con đã mất 10 đồng. Hồi đầu, ông hay ra cửa hàng ăn uống mậu dịch, mua suất cơm 3 hào đổi 225 gam tem gạo, nhưng cơm mậu dịch cũng ít.

Bữa thì độn ngô, lần lại độn mì luộc, thức ăn lèo tèo vài miếng bí đỏ xào thịt ba chỉ thái mỏng, dăm miếng đậu phụ rán bé tẹo, canh cải cũng chỉ nấu suông. Cơm canh luôn nguội ngắt, nhất là vào những tháng đông lạnh giá, đã thế còn phải xếp hàng dài lấy tích kê rồi tự ra quầy bê cơm. Từ ngày có tổ phục vụ đầu ngõ, ông Lâm mừng quá ra ăn cả 2 bữa/ngày ở đấy.

Hồi ức về những tổ phục vụ của Hà Nội thời bao cấp - Ảnh 5.

Ông kể: "Tiêu chuẩn lương thực được 15kg/tháng, nhưng 1/3 là mì sợi với bột mì. Tôi gửi chỗ ấy về quê, chỗ gạo còn lại tôi chia thành từng phần nhỏ để mỗi bữa mang ra tổ phục vụ gửi nấu cơm mà không phải ăn độn. 

Từ ngày về tổ phục vụ ăn, tôi đâm khỏe hẳn ra vì cơm canh, thức ăn luôn nóng sốt. Các bà các chị cũng đổi món liên tục". Những ngày cận Tết thường là quãng thời gian bận nhất của tổ phục vụ. Họ sẽ phải làm việc từ sáng tinh mơ đến tối mịt.

Thiếu người, tổ còn tăng cường con cháu ra phục vụ. Ông Lâm ăn cơm tháng quanh năm thành ra khách hàng thân thiết nên được các bà mời ra giúp trong mấy ngày Tết. 

Công việc của ông là mở sổ ghi chép họ tên, địa chỉ những khách nào mang bánh chưng, giò gói sẵn từ nhà đến tổ phục vụ nhờ luộc. Người ít cũng phải 5-6 chiếc, nhiều thì 10-15 chiếc. 

Công việc tưởng rất đơn giản, nhưng hóa ra vô cùng phức tạp bởi phải làm sao để không bị lẫn lộn đồ của người này với người khác. Dần dà, ông Lâm có sáng kiến là dùng nắp chai bia đánh số buộc luôn vào từng chiếc bánh chưng và giò. Từ đấy là không còn những vụ nhầm lẫn cãi nhau chí chóe nữa.

Hồi ức về những tổ phục vụ của Hà Nội thời bao cấp - Ảnh 6.

"Vui nhất là những đêm 28-29 Tết ngồi canh thùng bánh chưng to đùng, mỗi mẻ luộc 40-50 chiếc cho đến sáng. Để khỏi buồn ngủ, chúng tôi ngồi đánh tam cúc bôi râu. Sáng 30 Tết, sau khi trả hết hàng cho khách, lúc về tôi được tổ phục vụ biếu cặp bánh chưng để thắp hương. 

Thời ấy, dân mình thiếu thốn đủ bề, phải tính toán từng bữa ăn để tồn tại, nhưng con người vẫn giữ được cách sống ân tình, đoàn kết, chia sẻ cùng nhau lúc hoạn nạn" - ông bồi hồi nhớ lại những ngày xa xưa ấy.