Đây được xem là tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp du lịch lâm vào cảnh khó khăn chồng chất do dịch bệnh Covid 19 bùng phát trên nước ta và thế giới.
Công văn do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra. Lộ trình mở ◊lại hoạt động du lịch ba giai đoạn.
Ông Nguyễn Tuấn Linh, Ủy viên BCH Hiệp Hội Du lịch Việt Nam, Phó chủ tịch HHDL tỉnh Bắc Kan cho rằng; đây là cơ hội rất lớn cho du lịch Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đứng lên cạnh tranh với thị trường các nước trong khu vực như Thái Lan, hay Singarpore. " Nếu chúng ta làm tốt đi trước đón đầu được cơ hội thì khả năng cạnh tranh của chúng ta rất lớn. Và một lần nữa du lịch Việt Nam lại được khẳng định như một điểm đến an toàn. Chúng tôi mong chờ từng ngày từng giờ để chúng ta được mở cửa trở lại. Bởi thị trường du lịch Quốc tế đóng góp vào doanh thu rất lớn." – ông Linh chia sẻ.
Ở Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021) Việt Nam sẽ thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến và chuyến bay thương mại tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Cam Ranh (Khánh Hòa), Quảng Nam, Đà Nẵng.
Trước đó, Bộ VHTTDL đề xuất định hướng, lộ trình mở lại hoạt động du lịch quốc tế gồm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021) thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến và chuyến bay thương mại tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Cam Ranh (Khánh Hòa), Quảng Nam, Đà Nẵng. Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022) sẽ mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ. Giai đoạn 3 (từ quý II/2022) mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng, chống dịch theo quy định.
Ông Lê Công Năng, Giám đốc Công ty Du lịch Wondertour cho biết, thực tế tình hình kinh doanh của các công ty lữ hành chưa có nhiều khởi sắc, đại đa số vẫn ở trạng thái ngủ đông để giảm thiểu tối đa rủi ro. Số ít đơn vị đang tích cực tham gia các hoạt động khảo sát, phát triển sản phẩm du lịch nội địa. Một số đơn vị có kinh nghiệm và nguồn khách khách quốc tế vẫn tập trung khai thác mảng visa và dịch vụ du lịch tự chọn (đặt vé máy bay, khách sạn, vé tham quan).
"Việc chính phủ đồng ý cho các tỉnh Kiên Giang, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng mở cửa du lịch đón khách giúp các đơn vị lữ hành có thêm niềm tin về sự phục hồi của du lịch."- ông Năng chia sẻ.
Ông Nguyễn Tuấn Linh cho rằng, việc mở cửa vừa mang lại thuận lợi nhưng cũng mang đến những thách thức không nhỏ cho chúng ta. Đó là việc làm sao chúng ta đón khách trong an toàn. An toàn cho người dân và cả an toàn cho du khách.
" Chúng ta nên có những giải pháp an toàn để cho du khách yên tâm tới Việt Nam và ngược lại chúng ta cũng cần phải lường trước những biến cố khó lường của dịch bệnh. Có thể, chúng ta nên sử dụng biện pháp cách ly 7 ngày, hay hộ chiếu vắc xin. Nếu chúng ta làm tốt điều này du lịch Việt Nam sẽ gặt được nhiều thắng lợi" – ông Linh nói
Thực tế hiện nay, theo tìm hiểu quy định phòng dịch được nới lỏng hơn với khách du lịch đủ điều kiênh, nhiều lựa chọn điểm đến hơn, do vậy các công ty du lịch cũng tính đến phương án tour du lịch dài ngày cho khách thay vì tour tự chọn hoặc ngắn ngày.
Nên thí điểm trong thời gian ngắn
Tuy nhiên, theo giám đốc Wondertour, nhận định bức tranh tổng quan du lịch vẫn là màu xám, có thể kéo dài trong nhiều tháng nữa. Song, còn cơ hội doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, kết hợp tìm thêm hướng mới để bổ trợ và giữ chân nhân sự.
Cùng quan điểm trên ông Nguyễn Hồng Đài, Giám đốc Công ty Du lịch APT cho rằng, việc thí điểm hoàn toàn đúng nhưng hiệu quả thực sự để phục hồi kinh tế du lịch rất khó khăn. Ông phân tích: bay thuê bao tỷ lệ khách đi tour theo phương thức này không nhiều, chỉ có khoảng 2% công ty lữ hành có đủ điều kiện hoạt động bán tour theo hình thức này. Như vậy việc một điểm hay một khu du lịch mà chuẩn bị đón lượng khách này sẽ chi phí khá lớn
"Theo tôi nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng và thời gian áp dụng thử nghiệm kéo dài, rất có thể sau này sẽ hình thành lợi ích nhóm, vì chỉ có rất ít doanh nghiệp có đủ điều kiện tổ chức thuê bao" – ông Đài nói.
Đồng quan điểm đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc thuê bao sẽ hạn chế nhu cầu khách đến, việc quy hoạch mở từng tỉnh là đúng nhưng chỉ cho thuê bao chưa phù hợp. Trong trường hợp, nếu tổ chức cho tour thuê bao để thử nghiệm quy đón khách trong vòng một tháng thì phù hợp.
Họ cho rằng, thị trường bây giờ chỉ chó một số khách lẻ nhóm gia đình có thể phù hợp vào Việt Nam nghỉ dưỡng song họ sẽ ko đi du lịch đoàn lớn như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh. Có mở tại thời điểm này thì lượng khách quốc tế cũng chưa có, nếu có thì sẽ là sau Tết âm lịch, khi đó nguồn khách sẽ chủ yếu từ các nước Châu Á.
Mong muốn mở cửa đón khách du lịch quốc tế là điều đang được doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang mong chờ từng ngày. Theo tìm hiểu, mặc dù trải qua một giai đoạn khó khăn liên mien, nhưng nhiều doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị sau thời kỳ "hậu Covid".
Nhiều đã có sự chuẩn bị rõ ràng ngay từ bây giờ. Tất cả vấn đề vệ sinh an toàn luôn được cập nhật, luôn có tiêu chí đánh giá rõ ràng về đội ngũ HDV, như việc họ phải tiêm đủ liều vác xin phòng chống Covid. Cơ sở lưu trú, dịch vụ vận tải cũng đã sẵn sàng.
"Hiện chúng tôi đang đầu tư thương mại điện tử vé máy bay - phòng khách sạn, xây dựng nhiều dòng tour chuyên đề dành cho nhóm nhỏ 6 -12 người, đặc biệt là tour dành cho giới doanh nhân. Với dòng tour cho khách quốc tế vào Việt Nam, chúng tôi phát triển mảng visa, đặc biệt cho chuyên gia vào Việt Nam công tác, xây dựng nhóm tour huấn luyện cho doanh nghiệp, đặc biệt là tour khám phá kết hợp hoạt động cắm trại, sinh tồn dành cho khối học sinh quốc tế." – ông Năng nói về công việc và kế hoạch tương lại của mình.
Căn cứ văn bản số 8044/VPCP-KGVX ngày 02/11/2021 của Văn phòng Chính phủ đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tại 5 tỉnh, thành phố: Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh, Khánh Hòa.
Để thông tin kịp thời về quá trình chuẩn bị, ứng phó, cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế, đồng thời tạo cơ hội để các bộ ban ngành, tỉnh, thành phố và các đơn vị, doanh nghiệp, lữ hành, hoạt động trong lĩnh vực du lịch trao đổi thông tin, đề xuất giải pháp, đưa ra các quan điểm, định hướng; Kiến nghị Chính phủ có những quyết định về chính sách đột phá.
Đa dạng hóa thông tin, loại hình truyền thông của Báo Nông thôn ngày nay/ Dân Việt điện tử thông qua các vấn đề thời sự, nhằm tăng tương tác với độc giả, tăng quảng bá, lan tỏa thương hiệu và kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp;
Báo NTNN/Dân Việt tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến "Du lịch Việt Nam thí điểm mở cửa đón khách quốc tế" vào sáng ngày 8h30 ngày 12/11/2021 tại tòa soạn báo Nông thôn ngày nay