Sau khi Lưu Bị qua đời, Ngũ hổ tướng cũng không còn bao nhiêu người nên Thục Hán dần dần đi vào diệt vong. Nhưng đâu mới là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ này?
Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc, có thể nói ai nấy đều biết tới tên họ của ông, nhiều câu chuyện, truyền thuyết liên quan tới ông được viết vào tài liệu giảng dạy, thành ngữ và tục ngữ của Trung Quốc được sử dụng ngay nay hầu như đều có bóng dáng của Gia Cát Lượng.
Những mưu sĩ thời ấy đều không ngớt lời ca tụng Gia Cát Lượng, họ nói ông có tài trí gần như yêu ma, kẻ địch của Gia Cát Lượng cũng phải đau đầu trước ông.
Tư Mã Ý là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, có thể nói rằng hai người này đã đấu đá với nhau gần như cả đời. Thế nhưng, nếu quan sát kỹ những màn tranh đấu của hai người họ, bạn sẽ nhận ra rằng, từ đầu đến cuối Gia Cát Lượng vẫn sắm vai công, còn Tư Mã Ý lại luôn thủ, với ý đồ tiêu hao lực lượng của Gia Cát Lượng.
Cũng từ yếu tố này, có thể thấy rằng, Tư Mã Ý phần nào vẫn cảm thấy e dè sợ hãi trước Gia Cát Lượng.
Nhưng chúng ta đều biết rõ được kết cục cuối cùng của Tam Quốc, Gia Cát Lượng chết tại gò Ngũ Trượng, Lưu Thiện tự trói hai tay, rút quân trước nhà họ Tư Mã.
Rất có thể chúng ta cho rằng Gia Cát Lượng là một con người mạnh mẽ tới như vậy, tại sao vẫn phải chịu thất bại?
Trên thực tế, sau khi Lưu Bị qua đời, những trận chiến của Gia Cát Lượng luôn trong tình trạng thắng ít thua nhiều. Tại sao lại xảy ra tình trạng ấy? Hãy cùng phân tích những lần Gia Cát Lượng Bắc phạt.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng nắm giữ thực quyền. Thời điểm ấy, rất nhiều đại tướng giai đoạn đầu của Tam Quốc đã bỏ mạng trên chiến trường, Ngũ hổ tướng cũng chẳng còn lại mấy người.
Bấy giờ, việc lớn lao nhất mà Gia Cát Lượng làm chính là phát triển nước Thục. Dưới sự quản lý của Gia Cát Lượng, nước Thục ngày một mạnh lên, tài chính và binh tướng cũng có được sự mở rộng vô cùng to lớn, nước Thục đã có đủ sức mạnh để tranh bá Trung Nguyên. Lúc này Gia Cát Lượng cũng hiểu rằng cơ hội đã tới. Bởi thế, ông bắt đầu Bắc phạt, muốn thực hiện nguyện vọng cả đời của Lưu Bị.
Vì lần Bắc phạt đầu tiên, Gia Cát Lượng đã phải hao tổn hết tâm tư, lợi dụng tính nhạy cảm và đa nghi của Tào Tháo, gây chia rẽ quan hệ giữa Tào Tháo và Tư Mã Ý, khiến cho Tư Mã Ý không nhận được sự trọng dụng, biến ông ta thành một tướng nhỏ vô cùng dễ đối phó.
Tướng nhỏ này hiển nhiên không phải kẻ địch của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng liên tiếp hạ được ba thành, thế như chẻ tre.
Thế nhưng điều khiến ông không thể ngờ được là, Mã Tắc đã lập quân lệnh trạng lại để Nhai Đình thất thủ, khiến nước Thục rơi vào tình trạng nguy hiểm. Gia Cát Lượng không còn cách nào khác, đành phải xử tội Mã Tắc để đổi lấy sự ổn định trong triều đình.
Từ đó, chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng đã kết thúc, dập tan biết bao hy vọng.
Lần Bắc phạt thứ hai, Gia Cát Lượng cũng đã rút ra được bài học kinh nghiệm từ lần trước, ngoài ra còn áp dụng thêm rất nhiều công nghệ mới mà ngày nay cũng không thể sao chép được, khiến cho Tư Mã Ý không kịp phòng bị.
Những tưởng sắp dẹp yên được thiên hạ bằng trận này, thế nhưng vào chính thời điểm ấy, hậu phương lại túng thiếu tiền bạc và lương thực. Không còn cách nào khác, Gia Cát Lượng đành phải rút quân trở về, vứt bỏ cơ hội quá tuyệt vời này.
Tiếp tục thêm hai lần Bắc phạt thất bại, đến lần Bắc phạt thứ năm, Tư Mã Ý chỉ thủ chứ không chịu ứng chiến. Lúc này Gia Cát Lượng cũng đã mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, cuối cùng chết ở gò Ngũ Trượng, cả đời mưu sĩ chấm dứt tại đây.
Cái chết của Gia Cát Lượng cuối cùng cũng giúp Tư Mã Ý được thở phào nhẹ nhõm.
Sau này, học trò của Gia Cát Lượng là Khương Duy lúc lâm chung đã nói 1 câu vỏn vẹn 8 chữ nhưng chỉ ra được nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng thất bại hết lần này tới lần khác.
Trước khi chết, Khương Duy có nói: "Ngã kế bất thành, nãi thiên mệnh dã!" – có nghĩa là Kế của ta bất thành, là do thiên mệnh.
Ban đầu Gia Cát Lượng Bắt phạt, Lưu Thiện ở hậu phương lại chọn dùng bọn nịnh thần, gây ra thiếu hụt nguồn cung vật tư như tiền bạc và lương thực, mới khiến cho biết bao cơ hội tốt của Gia Cát Lượng đều bị lãng phí.
Còn "thiên mệnh" là để chỉ Lưu Thiện. Bởi vậy mới nói, giai đoạn sau Gia Cát Lượng đã phò tá một tên hôn quân không xứng đáng được phò tá, đây mới được coi là nguyên nhân sau cùng khiến ông thất bại.