Dân Việt

Sở hữu 72 phép biến hóa, Tôn Ngôn Không vẫn có điểm yếu chí mạng, đó là gì?

LTLĐ 01/12/2021 18:31 GMT+7
Theo Lục Tiểu Linh Đồng, Tôn Ngộ Không có điểm yếu là chiến đấu dưới nước.

“Thế vô hoàn nhân, kim vô thập túc”, Tôn Ngộ Không bản lãnh cao cường, hai vị sư đệ của hắn thì còn lâu mới theo kịp. Nhưng Tôn Ngộ Không cũng có nhược điểm, chính là không thiện thủy chiến.

Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, từng nắm giữ hơn mười vạn thủy binh. Sa Tăng sống nhiều năm ở Lưu Sa Hà, ngay đến cả Bạch Long Mã cũng là con cháu của Long vương. Ba người này đều thông thuộc thủy tính, thủy chiến là sở trường của bọn họ.

Kim Ngư Tinh vì muốn ăn thịt Đường Tăng, đã làm phép cho gió bắc và tuyết rơi, khiến cho cả Thông Thiên Hà đóng băng chỉ trong một đêm, sai khiến các loài thủy tộc khác biến thành nhân ảnh đi lại trên mặt băng, dẫn dụ Đường Tăng qua sông.

Đường Tăng lo lắng việc lấy kinh, thấy mặt sông đóng băng và có người đi lại, nên không nghe lời khuyên của đệ tử mà muốn qua sông ngay. Yêu tinh đã đợi lâu dưới mặt băng, kết quả Đường Tăng trúng kế mai phục, bị yêu quái bắt xuống đáy sông.

Tiết lộ điểm yếu của Tôn Ngộ Không, kém xa Trư Bát Giới và Sa Tăng - Ảnh 1.

Tôn Ngộ Không lên trời xuống đất không sợ nhưng lại sợ thủy chiến.

Chúng ta cùng xem một chút khi Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng cùng thương lượng kế sách:

Nghe nói Tôn Đại Thánh nói với Bát Giới, Sa Tăng khi từ biệt Trần lão đến bờ sông: “Hai đệ thương lượng xem ai sẽ xuống nước trước". Bát Giới nói: “Huynh ơi, chúng đệ tài cán bao nhiêu, chi bằng huynh chịu khó xuống trước vậy”.

Hành Giả nói: “Chẳng giấu chi hiền đệ, nếu yêu tinh ở trên núi thì ta không dám phiền hai vị sư đệ. Nhưng việc dưới sông, ta đi không được. Nếu đánh dưới sông, ta cần phải bắt niệm thủy quyết, hoặc giả phải biến hình thành cua, cá mới đi được. Nếu là niệm thủy quyết thì ta không dùng Kim Cô Bảng được, không sử dụng phép thuật được, đánh không lại yêu quái đâu. Ta vốn nghe danh hai đệ thông thuộc thủy tính từ lâu, vì vậy mới muốn hai đệ đi".

Sa Tăng nói: “Huynh ơi, tiểu đệ có thể đi, nhưng không biết tình hình dưới đáy sông thế nào. Hay là chúng ta cùng đi, anh biến hình thành thứ gì cũng được, hoặc là em sẽ cưỡi lên người anh, rẽ nước mà đi.

Khi tìm được sào huyệt của yêu quái, anh vào đó trước thăm dò xem sao. Nếu sư phụ không bị thương tích gì, vẫn còn ở đó, chúng ta cùng cố gắng chiến đấu một phen".

Ngộ Không xuống nước trinh sát phát hiện nơi Đường Tăng bị giam, căn dặn hai sư đệ xuống nước khiêu chiến, bản thân nhảy lên trên mặt nước nói “Hai đệ muốn bắt con yêu quái đó thì bắt, nếu bắt không được thì giả thua dụ nó lên đây để ta cho nó một gậy".

Thế là hai sư đệ thể hiện bản lĩnh. Quan Âm Bồ Tát cũng đến giúp đỡ, cuối cùng cũng cứu được Đường Tăng.

Thủy chiến trên đường lấy kinh thực ra vẫn còn rất nhiều lần khác nữa. Sớm nhất là lần Đường Tăng thu phục Sa Tăng, chính là do Bát Giới hạ thủy nghênh chiến Sa Tăng, Ngộ Không trên bờ tiếp ứng.

Hắc thủy hà cũng là Sa Tăng phụ trách dẫn dụ, Ngộ Không trên bờ giúp đỡ. Bích Ba đàm bắt Cửu Đầu Trùng là Bát Giới hạ thủy khiêu chiến, Bạch Long Mã cũng hiện thân giúp đỡ, khi Cửu Đầu Trùng lên bờ, Ngộ Không với Nhị Lang Thần cùng xông tới chiến đấu, chế phục Cửu Đầu Trùng.

Lấy ưu che khuyết là chiến lược cơ bản của việc dùng người. Một người quản lý xuất sắc nên học cách chịu đựng khuyết điểm của nhân viên cấp dưới, đồng thời tích cực khai thác ưu điểm của họ, thường xuyên lấy sở trường để bù đắp sở đoản, giúp cho mỗi người đều có thể phát huy tối đa sở trường của mình.

Trên thế gian không có thứ gì là giống nhau, con người cũng vậy. Mỗi người đều có giá trị độc đáo riêng của bản thân, nếu người quản lý có thể cho nhân viên phát huy sở trường, thông qua việc hỗ trợ và chỉ bảo thêm, khuyết điểm sẽ ít đi.

Có vậy thông qua hỗ trợ chỉnh lý, lấy sở trường của một người bù đắp cho sở đoản của người khác, hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều.

Có người tính cách quật cường, cố chấp cứng đầu, nhưng họ cũng có những chủ kiến của riêng mình, không theo kiểu nước lên thuyền lên, dễ dàng phù hợp ý kiến của người khác; có người làm việc chậm rãi, tính tình không hoạt bát, nhưng đồng thời khi họ làm việc luôn có quy trình, chắc chắn và tỉ mỉ.