Dân Việt

Bí ẩn đằng sau câu chuyện Đại Bàng Điêu là cậu Phật Tổ Như Lai

LTLĐ 05/12/2021 18:31 GMT+7
Trong "Tây du ký", Đại Bàng Điêu có họ ngoại với Như Lai. Qua quan hệ này, Ngô Thừa Ân muốn phản ánh suy nghĩ của người dân đối với đám sài lang dưới quyền hoàng thân quốc thích.

Cuộc chiến trên Sư Đà Lĩnh, ba đồ đệ của Đường Tăng phải đối mặt yêu vương: Thanh Sư, Bạch Tượng, Đại Bàng Điêu. Trong đó, Đại Bàng Điêu lợi hại nhất. Nó cũng được xem là yêu tinh hung ác nhất, dã tâm nhất mà thầy trò Đường Tăng gặp phải.

Như Lai nói: “Nhắc đến nó, thì nó cũng có chút tình thân với ta”. Ngộ Không liền hỏi: “Thân về đằng nội hay về đằng ngoại?”. Cuối cùng, Như Lai cho Ngộ Không biết: “Ta là cháu họ của con yêu tinh đó”.

Bí ẩn đằng sau câu chuyện Đại Bàng Điêu là cậu Phật Tổ Như Lai - Ảnh 1.

Đại Bàng Điêu trong phim Tây du ký phần 2, phát hành năm 2000 (tiếp nối phần 1, phát hành năm 1986).

Pháp bảo của Đại Bàng Điêu là “Âm Dương nhị khí bình”, hay còn gọi là “Âm Dương Khiếu”, đều được đặt tên cho mối quan hệ hôn nhân họ ngoại với hoàng gia.

Cổ nhân thường đùa ví người vợ hung dữ là “Hà Đông sư hống” (Sư tử Hà Đông), do đó tác giả đã miêu tả Thanh Sư quái có “Tiếng gầm như sấm”.

Từ xa xưa, em trai của Thuấn Vương tên là “Tượng”, nhân phẩm cực xấu, lịch sử gọi là “Tượng Ngao”. Do đó, trong số ba con yêu vương, còn có một con là lão Tượng tinh.

Có thể nói, ba con yêu vương này đều là hoàng thân quốc thích. Hoàng thân quốc thích thời phong kiến là giai cấp có nhiều đặc quyền. Trong thời kỳ Ngô Thừa Ân sinh sống, điều này càng được thể hiện rõ ràng.

Bọn họ không những chiếm hữu phi pháp một số lượng lớn tài sản, đất đai, mà còn sống cuộc sống xa hoa trong nhung lụa. Hơn nữa, do có được đặc quyền, chúng ức hiếp lão bá tánh, làm nhiều điều ác, không bị pháp luật trừng trị, được gắn cho một cái tên “vua kẻ cướp”.

Tác giả đã đem hoàng thân quốc thích miêu tả một cách xảo diệu thành ba con yêu vương, phản ánh suy nghĩ của người dân đối với đám sài lang dưới quyền hoàng thân quốc thích.

Tác giả không phải chỉ trích đơn thuần một người nào đó, mà là căn cứ tình hình hiện thực của xã hội, kết hợp với lịch sử xã hội phong kiến, tố cáo hành vi xấu xa của đám hoàng thân quốc thích trong mấy ngàn năm qua.

Trong xã hội phong kiến, hoàng thân quốc thích chính là nền mống của thống trị phong kiến. Nếu như chúng ta đem so sánh với một quả núi lớn, quả núi đó chính là Sư Đà Lĩnh mà tác giả đã miêu tả.

Có nên hay không việc tiến hành phế bỏ đặc quyền của hoàng thân quốc thích? Khi đội ngũ đi lấy kinh đến Sư Đà Lĩnh, Đường Tăng hỏi Ngộ Không: “Con xem ngọn núi phía trước cao chót vót, nhưng không biết có đường đi hay không?”.

Về lý, lúc này, Đường Tăng đi qua nghìn núi vạn sông rồi, không nên hỏi vấn đề này mới phải. Ngộ Không đáp: “Núi cao tự có đường đi, bến sông tự có đò ngang đợi người”.

Đường Tăng muốn tránh ngọn núi này, lại nói tiếp: “Đi đường vòng vậy”. Nhưng Ngộ Không vẫn kiên trì: “Không đi vòng được”.

Chúng ta biết Ngô Thừa Ân vẫn luôn đem những suy nghĩ của mình gửi gắm vào nhân vật Ngộ Không. Ông cũng đã mượn lời nói của Ngộ Không để bày tỏ thái độ của bản thân, đặc quyền của hoàng thân quốc thích nhất định cần loại bỏ.