Việc xây dựng Tòa nhà Embankment (E.B.) là một sự kiện mang tính bước ngoặt vào những năm 1930 ở Thượng Hải. Thuộc sở hữu của ông trùm bất động sản Victor Sassoon, đây là chung cư cao tầng đầu tiên tại Trung Quốc, được xây dựng dọc theo sông Tô Châu.
Được coi là "chung cư đầu tiên ở Viễn Đông", khối nhà được trang trí theo phong cách nghệ thuật đại diện cho đỉnh cao của sự hiện đại vào thời điểm đó. Bên trong lớp vỏ bê tông khổng lồ cao 6 tầng, các kiến trúc sư đã thiết kế 194 căn hộ và khoảng 20 phòng cho người giúp việc trên mỗi tầng. Hai tầng khác được thiết kế cho các công ty, doanh nghiệp.
Kể từ đó, tòa nhà đã chứng kiến gần 9 thập kỷ lịch sử hiện đại đầy biến động của Thượng Hải. Nó vẫn đứng vững qua Chiến tranh Trung - Nhật và trận chiến giành Thượng Hải trong Nội chiến Trung Quốc. Năm 1938, tháp cũng được sử dụng để làm nơi cư trú cho hàng nghìn người tị nạn Do Thái chạy trốn sự đàn áp của Đức Quốc xã.
Trong thời kỳ này, Tòa nhà Embankment là hiện thân của cấu trúc xã hội của Thượng Hải kiểu cũ - cả chủ nghĩa thế giới và chủ nghĩa thực dân của nó. Cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nó bị thống trị bởi các gia đình cổ trắng nước ngoài và bảo mẫu người Trung Quốc của họ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, ngày càng nhiều chuyên gia Trung Quốc, quan chức chính phủ và nhân viên Liên hợp quốc bắt đầu chuyển đến toàn hà này. Mọi hãng phim Hollywood đều đặt văn phòng tại đây. Các bộ phim của Hollywood sẽ đến từ Mỹ và chuyển tới, trước khi được phân phối khắp Trung Quốc.
Sau năm 1949, quyền sở hữu tòa nhà được chuyển từ công ty của Sassoon cho chính phủ Cộng sản mới. Một số lượng lớn các giáo sư, nghệ sĩ và quan chức chính phủ đã được chỉ định cư trú tại đây, những người đã tạo thành một cộng đồng sôi động.
Sau đó, vào cuối những năm 1990, đã xảy ra một sự thay đổi khác trên biển. Chính phủ bắt đầu cho phép mua, bán và cho thuê các căn hộ trong Tòa nhà Embankment như một phần của cải cách thị trường. Tòa nhà một lần nữa trở thành một không gian quốc tế, khi nhiều người nước ngoài bắt đầu quay trở lại.
Trong số những người mới đến còn có tôi và cộng sự của tôi trong dự án này, Kim Ye.
Kim, sinh ra ở Thượng Hải vào những năm 1980, đã trở thành một nghệ sĩ sắp đặt sau khi theo học tại Central Saint Martins ở Vương quốc Anh. Từ năm 2004, anh sống ở London, Hong Kong, New York và Berlin. Nhưng khi Covid-19 diễn ra, anh gặp khó khăn trong việc đi lại quốc tế nên quyết định chuyển về quê hương để được gần bố mẹ.
Sau đó, anh cực kỳ quan tâm đến Tòa nhà Embankment. Khi mới 20 tuổi, anh thường đến đây để tổ chức tiệc tùng với bạn bè. Ký ức chính của Kim về nơi này là những hành lang tối tăm, bí ẩn, mà anh sẽ chạy nhanh băng qua để đến căn hộ của bạn bè. Khi đó, anh chưa bao giờ tưởng tượng rằng một ngày nào đó anh sẽ mua một căn hộ trong tòa nhà và trở thành một phần lịch sử của nó.
Sau khi chuyển đến, Kim đã rất ngạc nhiên trước hoàn cảnh xuất thân đa dạng của những người hàng xóm và xem họ như một nguồn cảm hứng quý giá. Mỗi cư dân đều khác nhau, thú vị và có câu chuyện của riêng họ để kể. Một số người trong số họ đã sống trong Tòa nhà Embankment từ những năm 1940.
Chính trong khoảng thời gian này, tôi đã gặp Kim. Tôi cũng đã bị ám ảnh bởi tòa nhà, mặc dù vì những lý do khác nhau. Là một sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ, tôi đã nghiên cứu về lịch sử di cư của người Do Thái. Thượng Hải từng là một trong số ít các cảng chào đón những người tị nạn cố gắng thoát khỏi bạo lực bài Do Thái trong những năm 1930, mang lại cho họ hy vọng và một mái ấm. Và Tòa nhà Embankment đã từng là một trong những trung tâm tiếp nhận chính.
Vì vậy, khi tôi trở lại Thượng Hải và bắt đầu sự nghiệp mới nghiên cứu và viết về lịch sử của thành phố, Tòa nhà Embankment đương nhiên là nơi tôi chọn để định cư.
Kim và tôi nhanh chóng gắn bó với nhau về tình yêu chung đối với ngôi nhà mới của chúng tôi. Đến thời điểm này, Kim đã bắt đầu ghi lại hình ảnh Tòa nhà Embankment và cư dân của nó bằng máy ảnh Hasselblad. Anh ấy sớm mời tôi cộng tác với anh ấy trong dự án chụp chân dung những người hàng xóm của chúng tôi. Tôi sẽ thu thập lịch sử truyền miệng của họ và thêm vào đó bối cảnh lịch sử.
Kết quả là "E.B. Chân dung"- một dự án thu thập câu chuyện của hàng chục cư dân Tòa nhà Embankment, trải qua nhiều thế hệ, quốc tịch và hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau. Cùng nhau, nó tạo thành một bức tranh ghép hình, ghi lại lịch sử phức tạp của Thượng Hải với tư cách là một trung tâm toàn cầu hóa. Kim đã quyết định giới thiệu dự án như một buổi trình diễn cá nhân của mình tại triển lãm PhotoFairs Thượng Hải năm nay.
Chúng tôi rất vui mừng với sự chú ý và khen ngợi mà nó đã nhận được. Trong những năm gần đây, tòa nhà Embankment một lần nữa trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc. Một số bộ phim và chương trình truyền hình đã được quay ở đây, và các công trình cải tạo lớn hiện đang được tiến hành tại tòa nhà cũng đã xuất hiện trên các tiêu đề địa phương.
Tuy nhiên, linh hồn của Tòa nhà Embankment vẫn là cư dân của nó: Họ là những người làm chứng cho quá khứ của Trung Quốc. Trong một cộng đồng đa dạng như vậy, sự căng thẳng giữa bản sắc địa phương và quốc gia, giữa nhà mới và nhà cũ, luôn hiển hiện - và được máy ảnh của Kim ghi lại rõ ràng. Đó là một mẫu hoàn hảo về chủ nghĩa thế giới của Thượng Hải.
Bà Jiang hiện là cư dân sống tại tòa nhà này lâu nhất. Bà sinh ra ở Zhabei (nằm ở khu vực hiện là rìa phía bắc của quận Jing'an Thượng Hải) vào năm 1939. Khi mới 5 tuổi, bà đến sống ở E.B. với mẹ cô, khi đó đang làm bảo mẫu cho một gia đình người Anh sống trong tòa nhà.
Cô đã chứng kiến Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945 và Đảng Cộng sản giải phóng Thượng Hải 4 năm sau đó. Cô vẫn nhớ khu vực xung quanh E.B. bị cuốn vào một trong những trận chiến ác liệt cuối cùng ở Thượng Hải. Ngày nay, Bà Jiang nổi tiếng trong tòa nhà vì là một tay chơi bài lão luyện. Sưu tầm các trò chơi bài và đan áo len là những sở thích chính của bà.
Lucy và bạn trai Yam đều là giáo viên dạy nhạc. Họ đã sống ở E.B. sáu năm. Cô ấy đến từ Vương quốc Anh và anh ấy đến từ Philippines, nhưng họ đã gặp nhau ở Thượng Hải.
Cặp đôi dạy nhạc cho học sinh trường quốc tế và chơi trong các buổi hòa nhạc địa phương. Mối quan hệ của họ có thể được mô tả bằng thành ngữ Trung Quốc "qin se he ming" - một thuật ngữ chỉ sự kết hợp hài hòa. Bức ảnh này được chụp vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày cưới của họ.
Julius là một nhà thiết kế đến từ Hồng Kông. Anh ấy đã sống ở E.B. trong bảy năm, nhưng đã chuyển căn hộ ba lần trong thời gian đó. Trước đó, anh ấy chưa bao giờ cảm thấy Thượng Hải là nhà và luôn bay về Hong Kong vào mỗi cuối tuần. Nhưng kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, anh bắt đầu nghĩ rằng Thượng Hải có thể trở thành quê hương thứ hai của anh. Giống như chú mèo Milou của mình, Julius luôn thức khuya và dậy muộn.
Bác Li sinh ra ở quận Hồng Khẩu của Thượng Hải vào năm 1935, tốt nghiệp Đại học Giao thông địa phương và chuyển đến E.B. vào năm 1965. Lúc đầu, ông ở chung một căn hộ với đồng nghiệp của ông. Nhưng vào cuối những năm 1990, ông đã có thể mua toàn bộ một căn hộ trong tòa nhà từ ba gia đình khác.
Với hai cậu con trai đã định cư ở Canada và Hong Kong, Bác Li cảm thấy tự hào về sự thành công trong cuộc sống. Giờ đây, ông ấy đang cố gắng theo kịp thời đại. Ông Li thường xuyên sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, thực hiện thanh toán bằng ứng dụng xã hội WeChat, mua sắm và đọc tin tức trên điện thoại thông minh của mình.
Fon, một giáo viên người Mỹ gốc Thái, đã ở Thượng Hải một năm. Trong chuyến đi của mình, cô tình cờ gặp Adam, một nhà nghiên cứu tập trung vào các tòa nhà và địa điểm lịch sử ở Thượng Hải, trong khu E.B. Sau khi trò chuyện, cặp đôi nhận ra rằng họ từng là bạn học tại cùng một trường đại học ở Mỹ.
Đó là nơi bắt đầu hành trình yêu của họ. Hiện họ sống cùng nhau tại E.B. trong một căn hộ được trang trí theo phong cách Chinoiserie những năm 1930 và có thêm nhiều người bạn mới trong tòa nhà.
Yuanyuan và chồng của cô ấy là một cặp vợ trẻ, họ chuyển đến E.B sau khi kết hôn sáu năm trước. Họ vừa là nhà thiết kế, vừa tưu vấn chuyên môn cho những người hàng xóm của họ trong quá trình cải tạo tòa nhà vào năm 2021.
Anna, người gốc New Zealand nhưng là cư dân của Thượng Hải trong hơn một thập kỷ, đã chuyển đến E.B với chồng vào năm 2018. Tuy nhiên, anh ấy đã bị mắc kẹt ở Hong Kong từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Cặp đôi thích sưu tập đồ cổ và căn hộ của họ giống như một viện bảo tàng. Gia đình chồng cô là người Scotland và người Mã Lai gốc Hoa, nhưng anh lớn lên ở Hong Kong.
Odet, người gốc Tây Ban Nha, đã sống ở E.B. trong 11 năm. Cô ấy đánh giá sâu sắc lịch sử và kiến trúc của quận Hongkou, nơi tòa nhà tại vị.
Giống như cha cô, một nhà sản xuất phim ở Tây Ban Nha, Odet đã trở thành một nhà sản xuất và sử gia. Cô đã thực hiện nhiều video về lịch sử của Thượng Hải và Trung Quốc. Cô cũng thường xuyên giảng dạy cho các sinh viên đại học Trung Quốc và quốc tế, dạy họ cách kể những câu chuyện lịch sử qua phim.
Chris, đến từ Vương quốc Anh, lần đầu tiên đến Thượng Hải trong một chuyến trao đổi sinh viên đến Đại học Fudan vào những năm 1980. Đối tác của anh, Sam, là con của cha mẹ Thụy Điển và Ý, những người đã trải qua thời thơ ấu để di chuyển từ đất nước này sang đất nước khác.
Cặp đôi gặp nhau ở Hồng Kông, trước khi định cư ở Thượng Hải. Họ đã sống ở E.B. trong 15 năm. Sam làm việc như một nhà tâm lý học và chuyên gia hòa giải, trong khi Chris là một nhà phân tích rủi ro tài chính.