Những cây cảnh có lá cẩm thạch ngày càng được nhiều người biết đến. Các cây đa phần là giống đột biến gen (một phần là do di truyền), trên lá xuất hiện những đốm gấm trắng không đều, có giá trị làm cảnh cao.
Tất nhiên, giá của các cây cảnh này cũng cao hơn các cây thông thường và việc chăm sóc cũng khó hơn.
Có rất nhiều loại cây lá cẩm thạch như trầu bà Nam Mỹ cẩm thạch, cây cẩm thạch huệ đỏ, chuối mỏ két cẩm thạch, đa búp đỏ cẩm thạch, khoai môn cẩm thạch... Giá các chậu cây này cũng rất khác nhau, từ vài chục, vài trăm đồng đến vài triệu, vài chục triệu đồng.
Nếu bạn chưa tự tin vào tài trồng hoa, cây cảnh của mình và muốn trồng một số loại cây lá cẩm thạch thì hãy chọn những cây cảnh hợp với túi tiền, giá rẻ, dễ chăm sóc hơn. t
Dưới đây là 6 loại cây cảnh lá cẩm thạch giá rẻ, dễ chăm sóc cho bạn lựa chọn.
Cây đa búp đỏ phổ biến là loài có lá xanh đen, búp đỏ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có loài có lá cẩm thạch với những vết trắng loang trên lá rất đẹp.
Nếu bạn thích cây cảnh lá kiểng thì cây đa búp đỏ lá cẩm thạch là sự lựa chọn tốt nhất. Đa cẩm thạch có đốm trắng ở mép lá nhìn tươi tắn lạ thường. Cây đa cẩm thạch không cao quá, có thể trồng trong chậu, có size vừa hoặc nhỏ, đặt ở phòng khách rất đẹp.
Cây đa búp đỏ là tượng trưng cho sự quyền lực, ấm no và hạnh phúc, do đó, nhiều người thích bày cây cảnh này trong nhà.
Để chăm sóc cây đa lá cẩm thạch trong chậu, bạn nên chú ý nhiều hơn. Bạn nên để chậu cây trên bệ cửa sổ, quay mặt về hướng Nam hoặc Đông sẽ thích hợp hơn. Chú ý không nên để cây trong bóng râm quá nhiều.
Cây cần môi trường ấm áp, nhiệt độ phải duy trì trên 7 độ C. ngoài ra chú ý đảm bảo độ ẩm không khí cao, tránh làm khô không khí. Khi tưới nước cũng phải lưu ý, phơi bầu đất thật khô mới tưới kỹ.
Cây cảnh này dễ chăm sóc. Mép lá có vạch trắng, thích hợp trồng trên bệ cửa sổ có tán xạ ánh sáng thích hợp, có thể trồng trong chậu treo hoặc giàn leo.
Để duy trì chậu vảy ốc cẩm thạch (còn gọi là dây thằn lằn- PV), bạn cần cung cấp đất tơi xốp và thoát nước tốt, môi trường bảo dưỡng có một chút ánh sáng dịu nhẹ, nhiệt độ duy trì luôn trên 5 độ C.
Đối với cây cảnh vảy ốc cẩm thạch trồng trong nhà cần giữ độ ẩm không khí trên 40%, chú ý bầu đất phải khô ráo, không để đất thường xuyên ẩm.
Sau khi được trồng làm cảnh trong nhà, vảy ốc cẩm thạch phải cắt cành và tái sinh 3 năm một lần. Nếu không cây của nó sẽ dần già đi và héo úa.
Có khá nhiều giống trầu bà có lá cẩm thạch, là loài cây lá kiểng, có đốm trắng. Bạn có thể lựa chọn theo sở thích của mình để trưng bày trong nhà. Trầu bà còn có những loại lá vàng hoặc lá xanh, dễ sống, nhìn cũng rất đẹp mắt.
Để chăm sóc cây trầu bà sữa với những mảng trắng trên lá, bạn nên để cây ở nơi có nhiều ánh sáng tán xạ, không để nơi có bóng râm quá nhiều. Nếu môi trường thiếu ánh sáng lá sẽ bị mờ các đốm trắng, giá trị cây cảnh sẽ bị giảm, cây phát triển kém.
Cây trầu bà sữa thích môi trường ấm áp quanh năm, nhiệt độ thấp nhất duy trì trên 5 ~ 7 độ C. Bạn cũng cần kiểm soát hợp lý việc tưới nước khi nhiệt độ thấp. Lưu ý không được pha thêm nước lạnh khi tưới cây và tránh không khí khô khi trồng cây trong nhà.
Nếu bạn muốn trồng cây xương rồng vạn lý trường thành cẩm thạch cần đặt cây ở nơi sáng sủa. Cành của xương rồng vạn lý trường thành cẩm thạch có màu trắng, nhìn giống như bạch ngọc.
Cây cảnh này rất dễ thích nghi với môi trường, về cơ bản thi thoảng mới phải tưới nước. Cây cảnh này đặc biệt chịu được bóng râm và có thể sống được dưới ánh đèn sáng.
Tất nhiên, tốt nhất bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều quá.
Đất trồng xương rồng vạn lý trường thành cẩm thạch phải thoát nước tốt, không nên dùng đất vàng, đất trồng rau để trồng cây cảnh này. Khi trồng cần trộn thêm cát thô hoặc đất hạt vào bầu đất.
Cây thài lài cẩm thạch có các vân trắng trên lá. Cách bảo dưỡng loài cây này cũng giống như cách chăm sóc mọi loại cây thài lài khác.
Cây cảnh này thích ánh sáng dịu nhẹ, môi trường ấm, ẩm cộng với độ ẩm không khí cao, thông thoáng. Nếu đảm bảo các điều kiện này thì cây sẽ phát triển rất nhanh.
Chậu cây thài lài cẩm thạch không nên quá lớn, dưới đáy chậu cũng cần có lỗ thoát nước lớn. Ngoài ra, đất trồng cho cây nên chọn loại đất cát pha tơi xốp, thoát nước.
Trong ba mùa xuân, hạ, thu nhiệt độ từ 18 ~ 24 độ C,, bạn có thể bón bổ sung phân loãng tan trong nước 2 ~ 3 tuần / lần để cây phát triển nhanh.
Để chăm sóc trầu bà đột biến cần chú ý để cây có ánh sáng tán xạ nhiều hơn, không nên để ở nơi có quá nhiều bóng râm. Nếu để cây trong bóng râm nhiều thì khả năng quang hợp của lá sẽ yếu đi, các đốm trắng sẽ bị mờ. Còn nếu phơi nắng nhiều thì cây sẽ bị cháy lá.
Trong quá trình bảo dưỡng cây cần chú ý đến độ ẩm của cây, không để không khí quá khô, chú ý duy trì nhiệt độ dưỡng trên 7 độ C để tránh cây bị giá rét.
Đất trồng cây cảnh này cần thoát nước tốt. Trong quá trình chăm sóc hàng ngày, nếu môi trường sống của cây có nhiều ánh nắng mặt trời và đất trồng trong chậu nhanh khô thì bạn phải chú ý tưới nước thường xuyên để giữ cho đất chậu hơi ẩm.
Khi nhiệt độ thấp hoặc chậu cây bị để trong bóng râm nhiều quá thì cần giảm bớt việc tưới nước.
(Bài và ảnh: Theo sina)