Với những tháp pháo trang nhã và khung cửa sổ màu đỏ gạch, Lâu đài Franklin toát lên vẻ đẹp quyến rũ của quá khứ. Nhưng ngôi biệt thự ở Cleveland, Ohio này có một quá khứ đen tối, và ngày nay, nó được coi là một trong những ngôi nhà bị ma ám nhất nước Mỹ.
Được xây dựng vào những năm 1880 bởi một người Đức nhập cư, ngôi nhà nhanh chóng trở thành địa điểm của nhiều thảm kịch. Trong khi một số cho rằng cái chết của họ tại ngôi nhà là do xui xẻo, những người khác lại cho rằng có thứ gì đó nham hiểm hơn hay một thế lực siêu nhiên nào đó đứng đằng sau tất cả những sự kiện này.
Cho đến nay, người ta đã mô tả việc nghe thấy tiếng trẻ con khóc, nhìn thấy một người phụ nữ đứng ở cửa sổ, và cảm thấy lạnh trong một căn phòng nào đó. Ngay cả những nhà điều tra huyền bí cũng đã đến thăm ngôi nhà với hy vọng có thể phát hiện ra những hồn ma ở Lâu đài Franklin.
Vậy, điều gì đã xảy ra tại Lâu đài Franklin và khiến nó trở nên ám ảnh đến vậy?
Bi kịch của Hannes Tiedemann
Câu chuyện về lâu đài Franklin bắt đầu trên một nốt nhạc đầy hy vọng. Dinh thự được xây dựng bởi Hannes Tiedemann, một người nhập cư Đức, người dường như đã đạt được giấc mơ Mỹ.
Tiedemann đã kiếm được một lượng tài sản lớn với tư cách là một thương gia và sau đó là người đồng sáng lập của Union Banking & Savings Co. Rủng rỉnh tiền mặt, ông quyết định xây một biệt thự trên Đại lộ Franklin sang trọng của Cleveland.
Ông chủ ngân hàng muốn có một ngôi nhà vừa đủ lớn cho gia đình mình vừa đủ lớn để có thể trở thành nơi tạm trú cho những người nhập cư Đức khác. Để đạt được mục tiêu đó, Tiedemann đã ủy thác cho công ty xây dựng danh tiếng Cudell và Richardson, họ đã thiết kế một biệt thự 4 tầng với 20 phòng đặc biệt. Tiedemann tự hào gọi ngôi nhà mới của mình là "Lâu đài Franklin".
Đáng buồn thay, không lâu trước khi bi kịch ập đến. Vào tháng 1 năm 1881, ngay sau khi gia đình chuyển đến nơi ở mới, cô con gái 15 tuổi của Tiedemann là Emma qua đời vì bệnh tiểu đường. Ngay sau đó, mẹ của ông là Wiebeka cũng qua đời. Và trong khoảng thời gian từ năm 1886 đến năm 1888, Tiedemann và vợ đã chôn cất thêm ba người con khác của họ tại Lâu đài Franklin.
Cuối cùng, sau khi vợ của Tiedemann qua đời năm 1895 vì bệnh gan, Tiedemann tái hôn và bán dinh thự của mình cho một gia đình người Đức tên là Mullhauser. Bản thân Tiedemann chết vì đột quỵ 13 năm sau đó khi đang đi dạo trong công viên.
Nhưng đó không phải là dấu chấm hết cho những sự bí ẩn ở Lâu đài Franklin - trên thực tế, nó mới chỉ là sự khởi đầu.
Bên trong những ám ảnh tại Lâu đài Franklin
Lâu đài Franklin bắt đầu phát triển danh tiếng độc đáo của nó vào những năm 1920. Sau khi được Mulhauser bán cho tổ chức German Socialist, lâu đài lúc này trở thành địa điểm sản xuất rượu bất hợp pháp và là ổ cho các điệp viên của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Tuy nhiên, các báo cáo về ma ám hay những thế lực siêu nhiên lại bắt đầu vào những năm 1960. Vào thời điểm đó, gia đình Romanos với 6 đứa trẻ đã chuyển đến ngôi nhà và hy vọng biến nó thành một nhà hàng. Thay vào đó, họ thấy mình đang chiến đấu với những hồn ma.
Những ám ảnh được cho là bắt đầu ngay khi họ tới. Vào ngày gia đình Romanos chuyển đến, hai người con của họ nói rằng chúng đã bắt gặp một cô gái mặc đồ trắng đang khóc trên tầng ba. Nhưng khi bà Romanos chạy lên kiểm tra thì không có ai ở đó cả.
Chẳng bao lâu, gia đình bắt đầu nghe thấy những bản nhạc organ đầy ám ảnh và những tiếng bước chân nặng nề. Hai trong số những đứa trẻ lớn hơn của gia đình Romanos bất ngờ bị đánh thức giữa đêm và cho rằng chúng đã nhìn thấy thứ gì đó giật tung chăn ra khỏi giường của chúng. Và bà Romanos đã từng tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trên sàn phòng ngủ với một vong hồn đang la hét bên cạnh bà.
Một linh mục khuyên gia đình Romanos nên dọn ra ngoài sống, và vào năm 1974, họ đã làm như vậy. Bà Romanos nghi ngờ rằng cô đã bị ám bởi Louise Tiedemann và cô gái mặc đồ trắng đang khóc là Emma, con gái của Tiedemann.
Nhưng những ám ảnh vẫn chưa dừng lại khi những người Romanos rời đi. Chủ sở hữu mới, Sam Muscatello, đã cố gắng tận dụng danh tiếng của ngôi nhà bằng cách mời giới truyền thông địa phương đến thăm Lâu đài Franklin. Nhiều người trong số họ đã có những trải nghiệm kỳ lạ khi khám phá khu đất của lâu đài này.
Ví dụ, một người dẫn chương trình phát thanh ở Cleveland tên là John Webster, đã mô tả cách một thứ gì đó giật máy ghi âm của anh ấy và ném nó xuống cầu thang.Anh nhớ lại: "Tôi chỉ biết đứng đó, cầm micro khi nhìn chiếc máy ghi âm bay xuống chân cầu thang, nơi nó vỡ ra thành nhiều mảnh".
Từ đó, ngôi nhà này đã được mua đi bán lại hết lần này đến lần khác.Mỗi cư dân mới đều báo cáo về những trường hợp kỳ lạ như đi qua làn hơi kỳ lạ, nghe thấy tiếng trẻ con khóc, hoặc nhìn thấy một phụ nữ mặc đồ đen đứng ở cửa sổ.Và khi các báo cáo về những vụ ám ảnh ở Lâu đài Franklin ngày càng tăng, nhiều người đã chuyển sang nghi ngờ về cái chết của các chủ nhân ban đầu tại lâu đài này.
Khi sống trong ngôi nhà này, Hannes Tiedemann đã mất mẹ, các con và vợ.Nhưng nếu anh ta nhúng tay vào cái chết của họ thì sao?
Đột nhiên, dư luận cho rằng cái chết của Emma và Louise trông đáng ngờ hơn cả. Theo dó là những câu chuyện lan truyền rằng Tiedemann thậm chí đã sát hại cháu gái của mình bằng cách treo cổ cô bé trên xà nhà, và giết chết tình nhân của mình trong cơn thịnh nộ của ghen tuông.
Nhưng có bao nhiêu trong số đó là sự thật?
Ngày nay, truyền thuyết về Lâu đài Franklin đã phát triển đến mức nó được coi là một trong những ngôi nhà bị ma ám nhất ở Hoa Kỳ. Nhưng liệu Hannes Tiedemann có phải là một kẻ sát nhân đã giết hại cả gia đình mình không?
William Krejci, một tác giả người Cleveland và là nhà sử học điều tra, người đã viết một cuốn sách về Lâu đài Franklin có tên Lâu đài Franklin bị ma ám, tin rằng những câu chuyện về sự tàn ác của Hannes Tiedemann đã được thêu dệt theo thời gian.
"Họ là những người rất tốt bụng. Ông Tiedemann là một ân nhân của cộng đồng", Krejci giải thích. "Hannes Tiedemann là một người hào phóng. Ông ấy thường tặng quà và tài trợ cho các tổ chức từ thiện khác nhau. Ông ta không phải là con quái vật như trong những câu chuyện được thêu dệt về lâu đài này".
Krejci nói thêm, không ai trong số những cái chết được ghi nhận tại Lâu đài Franklin là do ám sát hay bị giết hại. Điều đó cho thấy rằng, Krejci không hoàn toàn không đồng ý rằng lâu đài Franklin bị ma ám. Tuy nhiên khi tự mình đến thăm ngôi nhà, anh đã có một số trải nghiệm kỳ lạ.
Ngày nay, lâu đài Franklin là một dinh thự tư nhân và nó vẫn là một điểm dừng chân phổ biến trong các chuyến du lịch ma Cleveland. Mặc dù chỉ có thể nhìn thấy nó từ bên ngoài, nhưng những người đam mê bí ẩn tâm linh vẫn cho rằng bóng ma của Louise Tiedemann có thể được nhìn thấy đang đứng trong cửa sổ.
Bằng cách đó, Lâu đài Franklin sẽ giữ được bí mật của nó. Tháp pháo cao vút, các chi tiết tinh tế và cửa sổ nổi bật của nó có thể đã che giấu những tội ác kinh hoàng. Hoặc, chúng có thể chỉ đơn giản là tượng trưng cho việc giấc mơ Mỹ của một người nhập cư đã trở thành một cơn ác mộng kinh hoàng như thế nào.