Trở lại câu chuyện về đường dây mua bán trinh liên tỉnh, đối tượng môi giới tìm mọi cách dụ dỗ nữ sinh bán trinh, sau đó đe dọa các em sa vào đường dây bán dâm. Tiền chúng bỏ túi; hậu quả, nữ sinh phải gánh chịu. Câu chuyện buồn sau khiến chúng ta phải suy nghĩ, chung tay hành động không để xảy ra vụ việc tương tự.
Qua câu chuyện của nữ sinh trên cho thấy, các đối tượng môi giới bất chấp thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo các em bán trinh. Sau đó, chúng ép các em sa chân vào các đường dây mua bán dâm. Còn hậu quả như bị cưỡng bức, bệnh tật, nữ sinh phải gánh chịu. Trong quá trình điều tra, phóng viên đã phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh kịp thời giải cứu nữ sinh mới 15 tuổi thoát khỏi đường dây mua bán trinh. Nội dung cụ thể sẽ có trong phóng sự tiếp theo (kỳ cuối, 6h ngày 28/12).
Sáng nay (27/12), Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và 6 bị cáo trong vụ can thiệp trái pháp luật vào các gói thầu số hóa, giúp Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh trúng thầu.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử hôm nay gồm: Ông Nguyễn Đức Chung – cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tứ - nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội; Phạm Thị Kim Tuyến – nguyên Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội; Phạm Thị Thu Hường – nguyên Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội; Lê Duy Tuấn – Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh; Võ Việt Hùng – nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh; Nguyễn Tiến Học – nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội.
Trong vụ án, cựu Chủ tịch Hà Nội bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại Khoản 1, Điều 281, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Các bị cáo còn lại bị truy tố tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tài liệu truy tố thể hiện, trong thời gian từ năm 2016 đến cuối năm 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện 2 gói thầu "Số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn TP.Hà Nội" năm 2016, 2017, tương ứng với 2 hợp đồng kinh tế được ký kết với Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện 2 gói thầu số hóa trên, Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Tiến Học, Phạm Thị Kim Tuyến và Phạm Thị Thu Hường đã thực hiện hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Theo đó, các bị cáo thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội dừng gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định của Luật Đấu thầu. Đồng thời đưa thêm yêu cầu cập nhật công nghệ số hóa đã được thực hiện trong quá trình thí điểm (mặc dù kết quả thí điểm không đạt yêu cầu).
Các bị cáo Tuyến, Hường thống nhất với nhà thầu trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung các nội dung, tiêu chí trong quá trình thí điểm vào hồ sơ mời thầu sửa đổi; lập hồ sơ mời thầu không đúng quy định nhằm tạo lợi thế cho Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh tham gia, trúng thầu gói thầu số hóa năm 2016; sử dụng hồ sơ mời thầu gói thầu năm 2016 mà Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh đã trúng thầu và đang thực hiện hợp đồng để tiếp tục trúng thầu gói thầu số hóa năm 2017.
Các bị cáo còn bỏ hạng mục công việc hiệu đính theo dự toán đơn giá đã được phê duyệt vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng kinh tế nhưng khi thanh lý, quyết toán hợp đồng vẫn áp theo đơn giá đã được phê duyệt.
Các đối tượng Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường, Võ Việt Hùng, Lê Duy Tuấn thuộc Liên danh Nhật Cường, Đông Kinh đã gian lận trong việc lập "khống" hợp đồng chứng minh khả năng, kinh nghiệm để hợp thức hóa hồ sơ năng lực tham gia dự thầu.
Các đối tượng trên còn thiết lập các công ty làm "quân xanh" khi tham gia đấu thầu sau khi trúng thầu đã chuyển nhượng thầu trái phép.
Hành vi vi phạm các quy định về đấu thầu của các bị can nêu trên làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn đến hiệu quả, mục đích, yêu cầu gói thầu không đạt được (chỉ có 45% tài liệu hồ sơ được đẩy lên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp), gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26,5 tỷ đồng.
Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Tiến Học bị quy kết phải chịu trách nhiệm đối với các sai phạm trong việc thực hiện gói thầu số hóa năm 2016, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 18,3 tỷ đồng.
Phạm Thị Kim Tuyến, Phạm Thị Thu Hường, Bùi Quang Huy, Võ Việt Hùng, Lê Duy Tuấn phải chịu trách nhiệm đối với các sai pham trong việc thực hiện 2 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26,5 tỷ đồng.
Đây là vụ án có tính chất đồng phạm, các bị cáo đều là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nên có vai trò tương đương nhau.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho rằng, xét hành vi của nhóm đối tượng thuộc Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh thì Bùi Quang Huy là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ huy thực hiện tội phạm nên có vai trò chính trong vụ án.
Cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc cũng có nhiều vi phạm trong vụ án.
Mặc dù gói thầu số hóa năm 2016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội làm chủ đầu tư, người có thẩm quyền với gói thầu là Giám đốc Sở nhưng ông Chung đã chỉ đạo đình chỉ, dừng thực hiện gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định của pháp luật.
Sau khi dừng thầu, ông Chung đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đảm bảo tích hợp với hệ thống dùng chung của thành phố, trong khi tới thời điểm hiện nay thành phố chưa hình thành cơ sở hệ thống này.
Cùng với đó, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà nội đã cho Công ty Nhật Cường thí điểm số hóa để cho Công ty Nhật Cường tham gia đấu thầu và trúng thầu.
Chiều 27/12, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) và 19 đồng phạm khác, vì liên quan đến sai phạm tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC, gây thất thoát, lãng phí cho Nhà nước.
Tại phiên tòa chiều nay, các luật sư bào chữa cho các bị cáo liên quan đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) cho 2 bị cáo Tất Thành Cang và Tề Trí Dũng (cựu Tổng Giám đốc, thành viên HĐTV Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC, Chủ tịch HĐQT Công ty SADECO) được đối chất. HĐXX cho rằng, việc đối chất sẽ được thực hiện nếu có lời khai mâu thuẫn và sẽ được đối chất tại phiên tòa.
Trong vụ án này, bị cáo Tề Trí Dũng bị cáo buộc vai trò cầm đầu xuyên suốt vụ án.
Bị cáo Dũng và 6 đồng phạm bị truy tố thêm tội "Tham ô tài sản" theo Điều 353 - Bộ luật Hình sự 2015, với các khung hình phạt từ 7-15 năm tù; 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Bị cáo Cang bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí", theo khoản 3, Điều 219 - Bộ luật Hình sự 2015, khung hình phạt từ 10-20 năm tù.
Phần thủ tục trước đó, HĐXX cho biết một số người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án không có mặt. Bị cáo Lương Trí Cường (cựu chuyên viên Phòng Tài chính - Kế hoạch IPC) có đơn xin xét xử vắng mặt, do đang điều trị Covid-19. Bị cáo Cường là người làm tờ trình đề xuất phương án phát hành 9 triệu cổ phần của SADECO với giá 40.000 đồng/cổ phần, trình Trưởng phòng và Ban giám đốc phê duyệt.
Luật sư Lê Nguyên Hòa, bào chữa cho bị cáo Cang, đề nghị HĐXX triệu tập ông Nguyễn Văn Kim - Chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Kim. Trong vụ án này, ông Kim là người cử bị cáo Nguyễn Hữu Thành (cựu Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty Nguyễn Kim) và Phạm Nhật Vinh (Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn Kim) đại diện công ty tham gia vào HĐQT SADECO.
Nhưng căn cứ lời khai, tài liệu và chứng cứ thu thập được, chưa có tài liệu thể hiện ông Kim can thiệp, tác động, yêu cầu ông Thành, ông Vinh biểu quyết phát hành 9 triệu cổ phần SADECO với giá 40.000 đồng/cổ phần, nên chưa có căn cứ kết luận ông Kim là đồng phạm trong việc mua 9 triệu cổ phần của SADECO.
Quá trình điều tra, Công ty Nguyễn Kim đã hoàn trả 9 triệu cổ phần đã mua cho SADECO.
Luật sư của bị cáo Dũng đề nghị HĐXX xem xét các kiến nghị trước đó về việc thu thập thêm nhiều tài liệu liên quan vấn đề định giá, xác định thiệt hại của vụ án; đồng thời cần triệu tập bổ sung Hội đồng định giá thường xuyên trong tố tụng hình sự, công ty thẩm định…
Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 27/12, đại diện Công an TP.Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết, khoảng 4h cùng ngày, một số người đi bộ tập thể dục buổi sáng đã bất ngờ phát hiện thi thể một người đàn ông chết cháy tại khu vực đường Mậu Thân, phường 9, Tuy Hòa.
Thi thể nằm bên trong một cống bê tông, cạnh khu vực chờ thi công hệ thống thoát nước. Gần đó có một chiếc xe đạp, nghi của nạn nhân để lại.
Bước đầu xác định, nạn nhân là ông Lê Văn Ửng (SN 1953, trú khu phố Ngô Quyền, phường 5, Tuy Hòa).
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Sáng 27/12, trao đổi với Dân Việt, ông Lê Đình Mão - Chủ tịch UBND phường Điện Biên (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ hỏa hoạn khiến 3 người trong một gia đình tử vong. Ngoài ra, lực lượng chức năng đã cứu được một bà lão 70 tuổi trong căn nhà cháy này.
Thông tin ban đầu, vào khoảng gần 1h ngày 27/12, tại số nhà 02 đường Triệu Quốc Đạt, phường Điện Biên, TP.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đã xảy ra một vụ hỏa hoạn.
Thời điểm xảy ra sự việc trong nhà có 4 người. Hậu quả khiến 2 vợ chồng cùng cháu bé 1 tuổi tử vong tại chỗ. Mẹ nạn nhân 70 tuổi được lực lượng chức năng cứu. Danh tính các nạn nhân đang được xác định.
"Hiện nay vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Nguyên nhân ban đầu nghi là do chập điện. Nhà này có 3 tầng, hai vợ chồng cùng con gái ngủ ở tầng 3, còn bà lão ngủ ở tầng 2. Ngọn lửa được xác định cháy ở tầng 3, tầng 1 của gia đình dùng để kinh doanh bể cá cảnh", ông Mão cho hay.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc này.