Dân Việt

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử?

Tâm Anh 28/12/2021 10:31 GMT+7
Hoàng đế Trung Quốc nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất trong cả nước. Mỗi vị vua có những "kiểu chết" khác nhau nhưng hiếm khi bị chặt đầu.
Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 1.

Dưới thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc sống trong cung điện hoàng gia lộng lẫy, tận hưởng cuộc sống vinh hóa phú quý không ai sánh bằng. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 2.

Đặc biệt, các ông hoàng Trung Quốc nắm trong tay quyền sinh - sát trong tay. Mọi quyết định của họ ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người. Là bậc cửu ngũ chí tôn, nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước, đa số các hoàng đế thường không sống thọ dù luôn sống trong nhung lụa, có người hầu hạ. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, tuổi thọ trung bình của hoàng đế khoảng 39 tuổi. Đa số các vị vua băng hà vì một số nguyên nhân phổ biến như: bệnh tật, uống đan dược bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ nhưng chứa nhiều độc tố, có lối sống ăn chơi thác loạn suốt nhiều năm dẫn đến sức khỏe suy kiệt hoặc bị đầu độc, ám sát... Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 4.

Do đó, mỗi hoàng đế Trung Quốc qua đời theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, một sự thật là có rất ít nhà vua bị chặt đầu. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 5.

Trong số những trường hợp hiếm hoi bị chặt đầu có Trụ Vương của nhà Thương. Ông hoàng này vì si mê Đát Kỷ, chìm đắm trong các cuộc ăn chơi thác loạn suốt nhiều năm khiến nhà Thương suy tàn. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 6.

Đát Kỷ được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhà Thương. Sau thất bại trong trận chiến Mục Dã, Trụ Vương và Đát Kỷ bị quân lính của Chu Vũ áp giải đi. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 7.

Tại Lộc Đài, Trụ Vương và Đát Kỷ tự thiêu và chết trong biển lửa. Dù đã là hai thi thể cháy đen nhưng người Chu Vũ vẫn đưa họ ra chặt đầu, treo lên cờ thị chúng. Sau đó, Chu Vũ lập nên nhà Chu. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 8.

Tương tự Trụ Vương, hoàng đế Tống Lý Tông Triệu Quân cũng bị chặt đầu. Tương truyền, một yêu tăng dùng hộp sọ của vị vua này làm ly đựng rượu. Có người cho rằng, ông làm như vậy để nguyền rủa ông hoàng quá cố. Tuy nhiên, yêu tăng này gặp vận xui suốt quãng đời còn lại. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 9.

Trước sự việc này, một số người cho rằng đây là báo ứng dành cho kẻ mạo phạm thi hài của hoàng đế. Theo quan niệm của người dân Trung Quốc thời xưa, hoàng đế còn được gọi là thiên tử (tức con trời). Điều này cho thấy mạng sống của vua vô cùng cao quý và linh thiêng. Ảnh: Sohu

Vì sao hoàng đế Trung Quốc hiếm khi bị chặt đầu xử tử? - Ảnh 10.

Theo đó, người xưa hiếm khi chặt đầu vua chúa vì lo sợ sẽ gặp tai ương, thảm họa rùng rợn. Đây cũng là lý do vì sao dù một số ông hoàng có phạm phải đại tội như khiến vương triều lụn bại thì cũng hiếm bị chết không toàn thây. Ảnh: Sohu