Lưu Thiện (207 - 271), trở thành quân chủ nhà Thục Hán sau khi Lưu Bị qua đời năm 223. Tân vương của nhà Thục Hán được Gia Cát Lượng và nhiều nhân tài phò tá nên thời gian đầu trị vì vô cùng thuận lợi.
Tuy nhiên, sau khi Gia Cát Lượng chết 234, Lưu Thiện nắm quyền lực trong tay nhưng không thể giữ được giang sơn. Nhà Thục Hán bị Tào Ngụy tiêu diệt năm 263. Do mở cửa thành, đầu hàng kẻ địch nên Lưu Thiện giữ được mạng sống.
Sau khi trở thành vị vua mất nước, Lưu Thiện chuyển từ Thành Đô đến Lạc Dương - kinh thành của Tào Ngụy sinh sống. Tại đây, con trai Lưu Bị được phong là An Lạc Công.
Trong thời gian sống dưới sự giám sát của nhà Tào Ngụy và gia tộc Tư Mã Ý, Lưu Thiện giả ngốc để sống bình an tới già. Dù nắm quyền lực lớn trong tay, gia tộc Tư Mã không xử tử Lưu Thiện để tránh mối họa về sau. Nguyên do được cho là vì Lưu Thiện rất thông minh, biết cách bảo vệ chu toàn cho bản thân.
Điển hình là việc Lưu Thiện từng hỏi Tư Mã Chiêu - con trai Tư Mã Ý một câu có phần ngốc ngếch nhưng nhờ vậy mà biết được bí mật lớn.
ụ thể, trong một bữa tiệc, Lưu Thiện hỏi Tư Mã Chiêu: "Vì sao trước kia các người không ra tay?". Nghe xong, Tư Mã Chiêu trả lời: "Cho dù Gia Cát Lượng còn sống cũng không thể chống đỡ được lâu dài, huống hồ chỉ có một Khương Duy".
Quả thật, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy trở thành người kế thừa quân sư vĩ đại trên. Người này phò tá Lưu Thiện nhưng vẫn không thể giúp nhà Thục Hán vững mạnh như trước.
Câu nói của Tư Mã Chiêu khiến Lưu Thiện hiểu được rằng gia tộc Tư Mã đánh giá ông là vị quân chủ có tư chất tầm thường, thậm chí là có phần kém cỏi.
Dù Gia Cát Lượng còn sống thì cũng khó lòng bảo vệ được Thục Hán tránh khỏi cảnh diệt vong. Khương Duy kém tài hơn Gia Cát Lượng nên sự diệt vong của Thục Hán càng nhanh hơn.
Tiêu diệt nhà Thục Hán nằm trong kế hoạch của Tư Mã Ý từ lâu. Những năm cuối đời, Tư Mã Ý dặn dò các con, bao gồm Tư Mã Chiêu chờ thời cơ thích hợp thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn từ lâu. Nhờ vậy, gia tộc Tư Mã ngày càng lớn mạnh trong cuộc chiến vương quyền thời Tam quốc.