Dân Việt

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thành công nhiều mô hình kết nối "4 nhà", có mô hình nuôi tôm càng xanh thu tiền tỷ

Võ Hồng Nhân 05/01/2022 11:50 GMT+7
Hội Nông dân tỉnh Hà Nam đã có những chỉ đạo sát sao, vận động người dân, doanh nghiệp tham gia chương trình liên kết "4 nhà", đến nay đạt được nhiều hiệu quả tích cực.

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thành công với mô hình kết nối 4 nhà.

Kết nối 4 nhà, ấn tượng mô hình nuôi tôm càng xanh

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam đã kết nối 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) để xây dựng mô hình kinh tế theo chuỗi sản phẩm.

Các mô hình được thực hiện gồm: Mô hình thí điểm cấy lúa và nuôi ốc nhồi; Mô hình thí điểm cấy lúa và nuôi tôm thẻ chân trắng; Mô hình nuôi tôm càng xanh.

Sau một năm thực hiện các mô hình đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thành công với mô hình kết nối 4 nhà - Ảnh 2.

Lãnh đao Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thăm mô hình nuôi tôm càng xanh.

Trước đó, căn cứ điều kiện của HTX chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Hội Nông dân tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền vận động xây dựng mô hình điểm liên kết 4 nhà tại thôn Đích Triều – xã Tiêu Động - huyện Bình Lục nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế.

Sau khi khảo sát, kết nối, chuẩn bị các điều kiện giữa các bên và thông qua bàn bạc cụ thể, ngày 14/1/2021, đại diện 4 nhà gồm Hội Nông dân tỉnh Hà Nam; Viện nghiên cứu đào tạo và tư vấn khoa học, công nghệ (ITC) – Viện Hàn lâm và khoa học Việt Nam; Công ty CNHH sản xuất và nuôi trồng thủy sản Ngọc Anh (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) và HTX chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Bình Thành (xã Tiêu Động, huyện Bình Lục) đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, canh tác thực hiện mô hình kinh tế với các sản phẩm lúa kết hợp nuôi ốc nhồi, lúa kết hợp nuôi tôm thẻ chân trăng và chuyển đổi từ nuôi cá thịt sang nuôi tôm càng xanh.

Với cơ chế chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, giống, phân, thức ăn bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, đến nay sau 1 năm thực hiện , mô hình đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thành công với mô hình kết nối 4 nhà - Ảnh 3.

Mô hình nuôi tôm càng xanh đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

Trong ba mô hình, việc chuyển đổi từ nuôi cá thịt sang nuôi tôm càng xanh là đạt được hiệu quả hơn cả.

Cụ thể, tổng diện tích của mô hình nuôi tôm càng xanh là 16ha, chia làm 3 khu; các đơn vị đã thả 90 vạn giống, với tổng chi phí 900 triệu con giống và chi khác 600 triệu, tổng là 1,5 tỷ.

Tháng 11/2021, HTX đã thu hoạch 4 ha tôm càng xanh, thực tế đạt 2 tấn với giá bán thành phẩm 400.000đ/1kg, tổng thu 800 triệu đồng.

Theo đánh giá từ Hội Nông dân tỉnh Hà Nam hiệu quả về kinh tế của các mô hình rất rõ. Mô hình canh tác lúa kết hợp nuôi ốc nhồi, nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả tăng gấp nhiều lần so với lối canh tác cũ. Riêng mô hình chuyển đổi sang nuôi tôm càng xanh theo như khảo sát sau khi trừ chi phí, thu lãi trên 2 tỷ đồng/năm.

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thành công với mô hình kết nối 4 nhà - Ảnh 4.

Bên cạnh hiệu quả về kinh về, nhưng thuận lợi đen lại cho môi trường cũng đáng kể.

Bên cạnh hiệu quả về kinh về, nhưng thuận lợi đem lại cho môi trường cũng đáng kể. Theo đó việc sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học, canh tác theo hình thức vòng tròn khép kín chất thải của tôm, ốc làm phân cho lúa; phân dư và phù du của lúa là thức ăn của tôm, ốc nên tận dụng tối đa chất thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, mô hình còn tạo được việc làm, thu nhập ổn định cho các xã viên HTX.

Nhìn nhận hạn chế và khắc phục

Tuy nhiên, Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cũng đánh giá mô hình còn nhiều điểm tồn tại cần khắc phục. Một là về giá cả thị trường, đầu vào của nguyên liệu, phân, thức ăn tăng cao, cũng như đầu ra của sẩn phẩm chưa ổn định. Đồng thời diễn biến của dịch bệnh Covid – 19 tác động không nhỏ đến hiệu quả của mô hình.

Nguồn vốn tự có còn hạn chế, HTX phải đi vay vốn lãi suất cao và lượng vay hạn chế, nhất là mô hình nuôi tôm và nuôi ốc nhồi cần vốn ban đầu nhiều vốn nên ảnh hưởng đến việc SXKD cũng ảnh hưởng tới việc phát triển mô hình.

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thành công với mô hình kết nối 4 nhà - Ảnh 5.

Nông dân thu hoạch tôm càng xanh tại Hà Nam.

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cũng đã đưa nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng trên. 1 là từng bước khắc phục nâng cấp hạ tâng thiết yếu; 2 là chuẩn bị tốt các điều kiện để cấy đúng thời vụ; 3 là xử lý tốt công việc vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật; 4 là áp công nghệ cao vào sản xuất tôm; 5 là làm thương hiệu sản phẩm, làm tốt công tác quản lý; 6 là liên kết, hợp tác để tạo nguồn lực và thị trường.

Bên cạnh đó, Hội ND Hà Nam cũng có phương hướng cụ thể cho việc phát triển cho tương lai, trong đó HTX tiếp tục phối hợp với các nhà (4 nhà) triển khai mở rộng diện mô hình trồng lúa (ST 25) kết hợp nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời triển khai 16ha thả vụ 2 tôm càng xanh, đặc biệt chuyển 4 ha cải tạo thành 6 khu đưa công nghệ cao vào nuôi thả nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hội Nông dân tỉnh Hà Nam thành công với mô hình kết nối 4 nhà - Ảnh 6.

Hội ND Hà Nam cũng có phương hướng cụ thể cho việc phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh .

Tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất giống ốc nhồi cho các hộ có nhu cầu nuôi ốc nhồi nhỏ lẻ, và mở rộng mô hình nuôi ốc nhồi bán thịt cung cấp ra thị trường với tổng diện tịch khoảng 3ha, trong năm 2022.

Xây dựng thương hiệu tôm càng xanh và nuôi thêm tôm thẻ chân trắng để cung ứng ra thị trường đảm bảo chất lượng, giữ uy tín với công ty ký cam kết thu mua trong thời gian tới.

Tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình vùng cấy lúa và nuôi cá thịt kém hiệu quả như vùng ven sông Hồng huyện Lý Nhân, huyện Duy Tiên.